Vải kháng khuẩn và những điều cần biết

Vải kháng khuẩn là loại vải kháng và hạn chế quá trình xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thông qua quá trình dệt kháng khuẩn. Trong giai đoạn dệt, các loại vải thường sẽ được đưa các chất kháng khuẩn vào dung dịch kéo sợi tạo ra các loại xơ, loại sợi tổng hợp có khả năng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn phát triển.

Vải kháng khuẩn mang đến những ưu điểm vượt trội
Vải kháng khuẩn mang đến những ưu điểm vượt trội

Tính chất vật lý

  • Có độ bền cao, khó rách
  • Bề mặt láng mịn, không nhắn

Tính chất hóa học

  • Hạn chế được các loại vi khuẩn có thể gây ra các bệnh về hô hấp, viêm phổi
  • Các loại xơ có khả năng kháng khuẩn tốt như xơ vixco tre, xơ sợi crabyon chứa chitosan hay các loại sợi hóa học chứa ion bạc
  • Độ kháng khuẩn sẽ giảm sau mỗi lần giặt
  • Gần như không thấm nước và khó cháy

Vải hạn chế được các loại vi khuẩn có thể gây ra các bệnh về hô hấp, viêm phổi

Ưu nhược điểm của vải kháng khuẩn

Ưu điểm

  • Bảo vệ sức khỏe con người chống khỏi tác hại của vi khuẩn
  • Dày dặn, bền bỉ nhưng không hề gây bí bách khó chịu
  • Có khả năng chống thấm nước hiệu quả. Ngăn các giọt bắn – nguồn lây nhiễm dịch bệnh
  • Có thể sử dụng lại nhiều lần, chi phí cũng khá thấp
  • Dễ dàng trong việc bảo quản và vệ sinh
  • An toàn cho da, dù là làn da nhạy cảm
Vải kháng khuẩn ngày càng được cải tiến để trở nên hoàn hảo
Vải kháng khuẩn ngày càng được cải tiến để trở nên hoàn hảo

Nhược điểm

  • Chất kháng khuẩn dễ bị tẩy rửa sau nhiều lần giặt. Thông thường sau lần giặt đầu tiên thì độ kháng khuẩn chỉ còn khoảng 60%
  • Khi bị ướt vải có xu hướng dính vào da gây khó chịu. Đặc biệt là khẩu trang vải sẽ gây khó thở
  • Khó phân hủy trong môi trường tự nhiên mà phải cần đến tác động của con người

Tiêu chuẩn thử nghiệm vải kháng khuẩn.

Có rất nhiều tiêu chuẩn trên thế giới được sử dụng để thử nghiệm khả khăng kháng khuẩn của vải, có thể kể đến như:

  • BS EN ISO 20743:2007: phương pháp thử định lượng để xác định hoạt tính kháng khuẩn của các sản phẩm dệt may kháng khuẩn gồm có: vải, tấm lót, chỉ, vật liệu cho quần áo, đồ gia dụng, các loại hàng dệt khác với bất cứ chất kháng khuẩn nào được sử dụng bằng phương pháp phủ và cán màng.
  • BS EN ISO 20645:2004 Phương pháp thử định tính về khả năng kháng khuẩn của hàng dệt, bao gồm hàng dệt được tráng phủ lớp kháng khuẩn. Phương pháp này sử dụng cách thức so sánh hiệu quả kháng khuẩn bằng cách so sánh nồng độ khác nhau của cùng một sản phẩm kháng khuẩn.
  • AATCC TM100: là một trong những phương pháp thử nghiệm được sử dụng phổ biến nhất để đo hoạt tính kháng khuẩn trên sản phẩm dệt may sau xử lý hoàn tất. Phương pháp này được phát triển trong những năm 60 và được cập nhật thường xuyên, hiện nay đã được cập nhật để xác định chính xác hơn hiệu suất kháng khuẩn, có tác động đến môi trường ít hơn. Tiêu chuẩn được sửa đổi này cung cấp cho ngành công nghiệp các kết quả kiểm tra hợp lý và đồng bộ hơn.

Trên thị trường có bao nhiêu loại vải kháng khuẩn?

Trên thị trường hiện nay có hai loại vải kháng khuẩn được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất đó chính là vải dệt kim kháng khuẩn và vải không dệt kháng khuẩn.

Vải dệt kim kháng khuẩn

Vải dệt kim kháng khuẩn có cấu tạo tương tự với các loại vải dệt kim thông thường khác, là kết quả của quá trình tạo thành vải bằng sự liên kết mộ hệ các vòng sợi với nhau. Điểm kháng biệt của loại vải này so với các loại vải thông thường khác đó chính là trong quá trình sử dụng các chất phụ gia như chất làm mềm, Flurocacbon, nhựa,… thì các nhà sản xuất sẽ sử dụng kết hợp cùng với các loại hoạt chất kháng khuẩn.

Trong cấu tạo của các loại vải dệt kim kháng khuẩn thì các vòng sợi được liên kết với nhau nhờ kim dệt giữ vòng sợi cũ trong khi một vòng sợi mới được hình thành ở phía trước của vòng sợi cũ. Kế tiếp thì vòng sợi cũ được lồng qua vòng sợi mới rồi sau đó kết thúc quá trình sẽ tạo ra được loại vải dệt kim kháng khuẩn.

Thông tin thêm cho các bạn đó chính là loại vải dệt kim kháng khuẩn có cấu tạo bao gồm các hàng ngang có tên gọi là hàng vòng và các hàng dọc có tên gọi là cột vòng.

Vải không dệt kháng khuẩn

Vải không dệt kháng khuẩn được biết đến như là một loại sản phẩm dạng tấm xơ, trong đó các xơ được có thể được sắp xếp theo một cách định hướng hoặc là ngẫu nhiên và chúng được liên kết với nhau bằng yếu tố ma sát hoặc kết dính giữa các xơ. Chính vì lí do kể trên mà loại vải không dệt kháng khuẩn có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với loại vải dệt kim kháng khuẩn. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại vải không dệt kháng khuẩn này trong các loại sản phẩm khẩu trang y tế dùng một lần.

Khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế được ứng dụng vải kháng khuẩn
Khẩu trang y tế được ứng dụng vải kháng khuẩn

Về quy trình sản xuất của vải không dệt kháng khuẩn bao gồm các công đoạn như sau: tạo màng xơ, liên kết các màng xơ và quá trình xử lý hoàn tất. Các loại sản phẩm vải không dệt kháng khuẩn thường có cấu tạo được làm từ các loại vật liệu phổ biến trên thị trường như PP hay PET. Bởi vì đây là các loại vật liệu nhiệt dẻo nên các nhà sản xuất thường sẽ ứng dụng công nghệ kéo sợi trực tiếp từ các hạt nhựa để có thể tạo ra các màng xơ cũng như là áp dụng những kỹ thuật kéo sợi nóng chảy hoặc thổi chảy:

  • Kỹ thuật kéo sợi nóng chảy: Quá trình này được thực hiện bằng cách làm nóng chảy nhựa polime, sau đó ép đùn qua các lỗ của đầu kéo sợi rồi được kéo giãn đến độ mảnh yêu cầu và cuối cùng thu gom lại thành đệm xơ.
  • Kỹ thuật kéo sợi thổi chảy: Quá trình này được thực hiện bằng cách làm nóng chảy nhựa polime, sau đó ép đùn qua các lỗ của đầu kéo sợi, rồi sau đó chịu tác động thổi từ các dòng khí nóng, áp suất cao, tạo thành xơ có độ mảnh cao và cuối cùng thu gom lại thành màng xơ.

Đối với các loại vải không dệt kháng khuẩn, để đảm bảo được về mặt chất lượng cũng như là về giá thành thì các nhà sản xuất thường sản xuất ra các loại vải hỗn hợp 3 lớp (SMS) hoặc 5 lớp (SSMMS),… Đó là các loại sản phẩm vải không dệt được tạo ra từ quá trình sắp xếp các lớp đệm xơ. Trong đó, lớp ngoài là màng Spunbound và lớp trong là màng Melt Blown.

Đối với loại vải kháng khuẩn này thì càng nhiều lớp vải thì các tính năng chống bụi bẩn, giọt dịch, vi khuẩn sẽ càng trở nên hiệu quả hơn. Mặc dù là thế nhưng chúng ta cần lưu ý nếu như có quá nhiều lớp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hít thở của người sử dụng.

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *