Nhiều ba mẹ quan niệm rằng, nếu con có những biểu hiện sớm phát triển hơn các bạn đồng trang lứa là một dấu hiệu tốt. Suy nghĩ này dẫn đến việc cho trẻ tập đi sớm. Điều này hết sức sai lầm. Tham khảo ngay bài viết dưới đây đến từ K&K Baby để hiểu hơn ba mẹ nhé.
1. Khi nào trẻ biết đứng?
Trước khi biết đi, đứng là hành động thể hiện dấu hiệu bé muốn làm chủ đôi chân của mình. Đây là cột mốc quan trọng, kỹ năng đứng giúp trẻ sơ sinh phát triển cơ tay và cơ chân và mang đến cho trẻ một cái nhìn hoàn toàn mới về thế giới xung quanh. Thêm vào đó, đứng là bước khởi đầu cho việc trẻ đi bộ và chạy nhảy, có nghĩa trẻ sẽ sớm trở nên năng động hơn rất nhiều.
Theo biểu đồ về mốc đánh giá sự phát triển của Denver II, trẻ sơ sinh thường có thể bắt đầu:
- Đứng, vịn vào đồ vật trong khoảng từ 6 tháng rưỡi đến 8 tháng rưỡi
- Tự đứng thẳng trong khoảng 2 giây khi đạt được 9 đến 11 tháng rưỡi
- Đứng không cần sự trợ giúp từ 10 tháng rưỡi đến 14 tháng
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% đến 90% trẻ sơ sinh biết tự đứng, 10% trẻ còn lại sẽ biết đứng muộn hơn một vài tuần hoặc một hoặc hai tháng sau. Thông thường, trẻ đều tự đứng được khi được 18 tháng tuổi.
Cha mẹ thường lo lắng nếu con của họ không đứng được vào các mốc thời gian theo biểu đồ phát triển. Biết đứng trễ hơn bình thường không đồng nghĩa với các bất thường phát triển lâu dài nào của trẻ. Đặc biệt, các mốc phát triển ở trẻ sinh non thường muộn hơn so với trẻ đủ tháng là điều bình thường.
Các chuyên gia xương khớp khuyên các bà mẹ chỉ bắt đầu dạy trẻ tập đi khi trẻ có thể và muốn tập đi. Việc phải đi quá sớm khi cột sống chưa “sẵn sàng” có thể gây tổn thương cho cơ quan này và dẫn đến dị tật ở nhiều xương khác.
Trẻ mới lọt lòng không thể đi lại ngay được do não và cơ quan vận động còn chưa phát triển. Theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, phải đến 10 tháng tuổi, trẻ mới có thể dần biết đứng lên và lẫm chẫm biết đi. Tuy nhiên, do trẻ em phát triển không giống nhau nên nhìn chung trẻ trong khoảng 10-18 tháng tuổi bắt đầu tập đi là bình thường.
Một số phụ huynh nóng vội, sốt ruột bắt trẻ em phải tập ngồi, đứng, đi lại quá sớm. Trẻ sớm biết đi được coi là thành tích, cũng là niềm vui và tự hào của người lớn nên bố mẹ thường ép phải “tiến bộ” hơn. Điều đó làm cho cột sống trẻ còn non nớt phải gánh chịu tải trọng quá lớn của đầu và phần trên cơ thể nên dễ bị đau lưng về sau này.
2. Hoàn toàn không nên cho trẻ tập đi sớm
Trẻ tập đi sớm còn làm tăng tải trọng lên khớp háng, dẫn đến bệnh xẹp chỏm xương đùi. Ngoài ra, khi trẻ tập đi sớm tác động đến xương cẳng chân vốn còn mềm dẻo do chứa nhiều chất hữu cơ và nước, ít canxi nên sẽ dễ bị biến dạng thành hình chữ O (chân vòng kiềng) hay chữ X (chân chữ bát).
Trẻ tập đứng sớm, trẻ tập đi sớm dễ bị mắc chứng bàn chân bẹt do sức ép của toàn bộ cơ thể. Bình thường, lòng bàn chân của người lõm, có cấu trúc vòm, làm cho trọng lực cơ thể được phân bố đều trên bàn chân. Ở trẻ em có bàn chân bẹt, cơ chế phân phối lực của bàn chân không còn nữa, trọng lượng cơ thể đè trực tiếp lên gót chân, khiến vùng này phải chịu tải quá mức. Trẻ em có bàn chân bẹt thường đi lại khó khăn, chóng mệt mỏi.
Hãy chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ tập đi, không nên cho trẻ tập đi sớm. Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên cưỡng. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình. Khi trẻ mới bắt đầu tập đi, người lớn phải đỡ, dìu trẻ. Tuy nhiên, không nên lôi kéo mạnh vào tay và người trẻ vì chúng sẽ dễ bị trật khớp, nhất là các khớp vai và cổ tay. Cần phải lót sàn nhà bằng các tấm lót xốp mềm mại để tránh gây hại khi ngã.
Ngoài ra, để bảo vệ hệ xương cho trẻ, cần tránh bế trẻ bằng một bên tay vì dễ gây vẹo cột sống. Tránh tư thế cúi đầu ra trước hay nằm gối quá cao, dễ gây gù. Khi trẻ đã biết đi, cần dạy đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước.
3. Phương pháp tập đi cho bé an toàn và hiệu quả
1. Giúp bé tập đi bằng cách cho bé với lấy đồ chơi
Tập đi cho bé bằng các món đồ chơi
- Độ tuổi: bé từ 6 tháng trở lên
- Cách thực hiện: Đỡ bé đứng dậy, sau đó nhờ một người khác đưa món đồ chơi mà bé thích lên cao hơn một chút để bé phải nhướng đầu lên và với lấy món đồ chơi.
- Lợi ích: Phát triển cơ và khớp để duy trì trọng lượng cơ thể.
2. Nhảy múa – Cách giúp trẻ nhanh biết đi
- Độ tuổi: Bé từ 8 tháng trở lên
- Cách thực hiện: Phương pháp này rất hiệu quả, ba mẹ có thể mở nhạc để khiến bé thích thú đứng dậy, nhún nhảy tại chổ để vận động, tạo thói quen chịu lực cho đôi chân. Bé sẽ tự động thực hiện những bước đi ngắn một cách tự nhiên nhất theo nhịp điệu âm nhạc.
- Lợi ích: Giúp bé học được cách giữ thăng bằng, phát triển bắp chân.
3. Tập đi cho bé bằng cách bước đi trên xốp hơi bong bóng
- Độ tuổi: Bé từ 11 tháng trở lên
- Cách thực hiện: Các phương pháp tập đi cho bé đều gần như có một đặc điểm chung đó là tạo sự cám dỗ để bé thích thú và tự giác đứng dậy, thực hiện bước đi. Ba mẹ chỉ cần trải những miếng lót xốp với bóng khí, loại dùng để bảo quản hàng hoá. Bé sẽ thích thú dẫm đạp và thực hiện những bước đi.
- Lợi ích: Giúp bé luyện tập để hoàn thiện kỹ năng bước đi.
4. Đi bộ cùng nhau – Cách tập đi cho bé nhanh nhất
- Độ tuổi: Bé từ 12 tháng trở lên
- Cách thực hiện: Một cách đơn giản nhất đó là ba mẹ hãy cùng đi với bé, sự thích thú và tình yêu của bé dành cho bạn là động lực lớn để bé thực hiện những bước đi đầu tiên.
- Lợi ích: Giúp bé tập đi, thắt chặt tình cảm gia đình.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đến từ K&K Baby sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin về quá trình phát triển hành vi vận động của bé!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!