Trả lời câu hỏi trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?

Trẻ biếng ăn là nỗi lo âu của biết bao phụ huynh. Dù không phải là một căn bệnh của thể nhưng biếng ăn chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về sức khoẻ. Vậy trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết đến từ K&K Baby sau đây!

1. Vì sao trẻ biếng ăn?

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi trẻ biếng ăn nên bổ sung gì, ta nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Như đã nêu, chúng ta cần hiểu cơ bản biếng ăn không phải là bệnh mà chính xác đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về sức khoẻ, đó có thể là bệnh hoặc trẻ đang có những thay đổi về thể chất và tâm lý.

Trẻ biếng ăn xuất phát từ nhiều nguyên do
Trẻ biếng ăn xuất phát từ nhiều nguyên do

Có 3 kiểu biếng ăn thường gặp ở trẻ:

Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ biếng ăn nhưng đó chắc chắn không phải dấu hiệu của một loại bênh. Biếng ăn sinh lý xảy ra khi trẻ đang trong giai đoạn thay đổi về thể chất như tập đi, tập bò, tập nói, mọc răng… thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần.

Biếng ăn tâm lý

Như tên gọi, biếng ăn tâm lý bắt nguồn từ các vấn đề tâm lý của trẻ dẫn đến việc trẻ không muốn ăn, ăn ít. Phần lớn trẻ bị biếng ăn tâm lý là do ba mẹ quát mắng, ép trẻ ăn và có những hành động, lời nói tổn thương tâm lý.

Biếng ăn bệnh lý

Khi trẻ bị biếng ăn bệnh lý, ba mẹ cần phải xác định bệnh mà trẻ đang bị. Đây là dạng biếng ăn có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, xảy ra khi trẻ mắc một số bệnh lý liên quan hô hấp và tiêu hóa như viêm phổi, đau họng, khó tiêu, đầy hơi…

Tham khảo: Những thắc mắc chị em thường gặp sau khi sinh con

II. Dấu hiệu trẻ bị biếng ăn

Khi bé bị biếng ăn, dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất đó là trẻ cự tuyệt thức ăn, ăn ít hoặc nôn ra. Biểu hiện tâm lý cho thấy trẻ bị khi gặp thức ăn hoặc sắp tới giờ ăn. Các dấu hiệu này nặng nhẹ không đồng nhất với nhau và không xác định sẽ tăng hoặc giảm theo thời gian. Tuy nhiên nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bé:

  • Trẻ khóc hoặc tìm cách quấy rối, chạy trốn khi bạn dọn thức ăn ra.
  • Buồn nôn khi ngửi mùi, nhìn thấy thức ăn hoặc nôn khi ăn.
  • Ăn ít hơn so với bình thường và né tránh thức ăn.
  • Ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt, khiến thời gian mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút hoặc thậm chí hàng giờ.
  • Chỉ ăn một vài loại thức ăn, lười tiếp nhận những món mới.

III. Trẻ biếng ăn nên bổ sung những gì?

Vai trò của kẽm

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Kẽm chính là câu trả lời. Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục. Ngoài ra thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng đến sự chuyển hoá của các tế bào vị giác gây biếng ăn ở trẻ.

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Đó là kẽm
Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Đó là kẽm

Không chỉ kẽm là đáp ăn cho câu hỏi trẻ biếng ăn nên bổ sung gì mà phụ nữ mang thai cũng có nhu cầu về kẽm tăng cao hơn người bình thường. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai khiến trẻ sinh ra bị giảm chiều cao và cân nặng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.

Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Ngoài ra, thiếu kẽm còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm trẻ dễ nổi cáu.

Để thuyết phục hơn khi kẽm là đáp án cho câu hỏi trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Ta thấy đây là vi chất có liên quan đến cấu trúc và chức năng của 300 loại enzyme. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến việc chuyển hóa enzyme trong cơ thể.

Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều protein, chúng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của nhiều cơ quan trong cơ thể như tạo tế bào máu, tái tạo cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc, phát triển phổi sơ sinh, điều hòa gen phục vụ cho việc hình thành các thành phần của xương,…

Tham khảo: Xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng như thế nào?

Lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé biếng ăn

Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bổ sung kẽm đầy đủ bằng việc bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa công thức. Nếu được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ hỗ trợ cho việc phát triển chiều cao, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Tuy nhiên với những trẻ không thiếu kẽm mà bổ sung thì cũng không có tác dụng bởi bé thấp còi có thể còn do nhiều nguyên nhân khác nữ như bé thiếu những vi chất khác như vitamin A; vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6, B12; vitamin C; Viamin D,…

Kẽm (Zn: Zinc) là nguyên tố có trong nhiều loại thức ăn
Kẽm (Zn: Zinc) là nguyên tố có trong nhiều loại thức ăn

Đặc biệt, phụ huynh không nên vì thấy con biếng ăn, chậm tăng cân mà tự ý mua kẽm về bổ sung cho bé. Vì việc bổ sung thừa kẽm sẽ gây độc cho gan, thận do tăng thải và gây ức chế hấp thu các vi chất khác, chẳng hạn như thừa sắt có thể ức chế hấp thu kẽm, vitamin A, canxi,… Vì vậy, việc bổ sung các vi chất cho bé, mẹ nên đưa con đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi để bé được kiểm tra, bác sĩ sẽ có chỉ định bổ sung mức độ phù hợp cho con, tránh việc lạm dụng thuốc gây nguy hiểm.

Tham khảo: Những dấu hiệu trẻ em bị thiếu canxi

Những biểu hiện trẻ bị thiếu kẽm ba mẹ cần lưu ý

Ba mẹ cần lưu ý các triệu chứng trẻ thiếu kẽm
Ba mẹ cần lưu ý các triệu chứng trẻ thiếu kẽm

Biểu hiện của trẻ lười ăn do thiếu kẽm.

  • Thiếu dinh dưỡng: chậm tăng cân, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm phát triển chiều cao,…
  • Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa: táo bón nhẹ, chán ăn hoặc lười ăn, buồn nôn và nôn kép dài.
  • Rối loạn tâm – thần kinh: rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khó đêm,..
  • Mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa kéo dài.
  • Khô da, vết thương lâu lành, tóc giòn dễ gãy,…
  • Tổn thương mắt
  • Da ngứa ngáy, có hình “hạt gạo” trên móng tay,…

Nếu thiếu kẽm nặng, còn có thể gây chậm phát triển giới tính, suy giảm khả năng tuyến sinh dục, suy dinh dưỡng, chứng lùn,.. Do đó việc quan tâm bổ sung đủ hàm lượng kẽm cho con là việc làm mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.

Hi vọng những thông tin trong bài viết “Trả lời câu hỏi trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?” do K&K Baby tổng hợp sẽ hữu ích dành cho ba mẹ!

Follow Fanpage KK Baby để cập nhật ngay những thông tin và sản phẩm thời trang trẻ em mới nhất nhé!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *