Hướng dẫn phát hiện thai kỳ nguy cơ cao và cách can thiệp kịp thời

Thế nào là thai kỳ nguy cơ cao? Cách nào để phát hiện sớm các dấu hiệu của một thai kỳ nguy cơ cao? Mẹ và bé sẽ có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm nào? Chăm sóc, quản lý thai kỳ và dự phòng các biến chứng như thế nào để mẹ và bé được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ?…

Cùng K&K Baby tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1. Phát hiện sớm các yếu tố thai kỳ nguy cơ cao

Thai kỳ nguy cơ cao là thai kỳ có nhiều khả năng đưa đến kết cục xấu cho mẹ và thai nhi hơn so với những thai kỳ khác nói chung. Thai kỳ nguy cơ cao khá phổ biến, nó chiếm khoảng 20% tổng số các thai kỳ và cũng có thể gặp ở bất kỳ tuổi thai nào, gây nên các dị tật, dị dạng cho thai nhi khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng, làm tăng tỷ lệ tử vong ở thai phụ, thai nhi hoặc trẻ ở thời kỳ chu sinh và sơ sinh.

Xem thêmTự Theo Dõi Thai Kỳ Cùng Bác Sĩ – Đếm Cử Động Thai Mỗi Ngày

1.1 Yếu tố nguy cơ liên quan đến thai phụ

Đầu tiên là độ tuổi của thai phụ: Thai phụ dưới 18 tuổi có nguy cơ cao bị sinh khó, sinh non hoặc tỷ lệ trẻ sinh ra bị tử vong khá cao; Thai phụ trên 35 tuổi cũng sẽ dễ bị sinh khó, rối loạn nhiễm sắc thể, trẻ sinh ra bị dị dạng và tỷ lệ trẻ tử vong trong giai đoạn chu sinh cao. 

Tiếp đến, thể trạng của thai phụ cũng ảnh hưởng một phần rất lớn, thai phụ có thể trạng quá béo hoặc quá gầy; chiều cao dưới 145cm và nặng trên 70kg hoặc dưới 40kg dễ gặp nhiều khó khăn khi chuyển dạ… 

1.2 Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh lý của thai phụ trước khi mang thai

Một số bệnh lý mà thai phụ đã mắc phải trước khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé, có thể kể đến: Tăng huyết áp đe dọa tính mạng thai phụ lẫn thai nhi nếu không may bị tiền sản giật hoặc sản giật; Bệnh thận sẽ làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp mãn tính, dẫn đến biến chứng tiền sản giật và sản giật; đặc biệt là bệnh tim có biến chứng nguy hiểm đe dọa cả tính mạng thai phụ và thai nhi; Bệnh nội tiết như đái tháo đường, Basedow cũng dễ dẫn đến biến chứng như làm thai nhi to lên, thai suy dinh dưỡng hoặc thai chết lưu.

Thai kỳ nguy cơ cao

1.3 Yếu tố nguy cơ do các bất thường xuất hiện trong thai kỳ

Ở thai phụ cần chú ý các bệnh sốt rét, tiền sản giật và sản giật, giảm tiểu cầu tự miễn trong thời gian mang thai, tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu…; Và ở thai nhi thì cần chú ý các bất thường như thai to, thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu, ngôi thai bất thường, song thai hoặc đa thai…

1.4 Yếu tố nguy cơ liên quan đến vấn đề xã hội

Trình độ văn hóa thấp, cơ sở y tế quá xa, giao thông không thuận tiện, đời sống nhiều hạn chế hoặc không tiếp cận được với những tiến bộ trong chăm sóc tiền sản và tầm soát trước sinh… cũng là yếu tố gây ra thai kỳ nguy cơ cao.

2. Sàng lọc sớm, điều trị hiệu quả và dự phòng các biến chứng nguy hiểm của thai kỳ nguy cơ cao

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho thai kỳ

Các bà mẹ nên thăm khám và tham vấn với các bác sĩ sản khoa khi có kế hoạch mang thai, đặc biệt là những người có bệnh lý nền kèm theo như cao huyết áp, đái tháo đường. Và từ những thông tin đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết, hướng dẫn chị em cách giữ sức khỏe, hội chẩn liên chuyên khoa để đảm bảo chị em có sức khỏe tốt nhất trong quá trình mang thai.

Tham khảo: Những dấu hiệu cho thấy thai chậm phát triển

Bổ sung axit folic

Axit folic được chứng minh rằng có tác dụng ngăn ngừa việc trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc mắc các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống… Bên cạnh đó, axit folic còn có khả năng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải các tai biến sản khoa như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và sản giật, bệnh tim mạch. Nhưng các bà mẹ cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có chỉ định bổ sung axit folic phù hợp.

Thăm khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ

Thai kỳ nguy cơ cao cần được theo dõi, đánh giá và chăm sóc sát sao nhiều hơn so với những thai kỳ bình thường để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả nhất.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng mẹ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khi mang thai. Để tránh trường hợp thai kỳ nguy cơ cao.

Lối sống sinh hoạt lành mạnh

Từ bỏ các thói quen xấu như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích; kiểm soát cân nặng một cách hợp lý; chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Hi vọng bài viết Hướng dẫn phát hiện thai kỳ nguy cơ cao và cách can thiệp kịp thời của K&K Baby sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý đọc giả.

Theo dõi Fanpage K&K Baby để cập nhật ngay những tin tức và sản phẩm mới nhất!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt bình chọn: 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *