Phương pháp tập đứng cho bé không bị vòng kiềng

Khi cơ thể và đôi chân dần cứng cáp, bé sẽ có thể đứng được, đây là bước đệm quan trọng tiến tới việc bé có thể biết đi. Không đơn giản như lăn, bò trườn, việc bé đứng có nguy cơ té ngã cao nên cần có sự hổ trợ của ba mẹ trong thời gian đầu. Hãy cùng K&K Baby tham khảo bài viết được tổng hợp dưới đây để tìm ra phương pháp tập đứng cho bé hiệu quả và không bị vòng kiềng!

Tập đứng cho bé đúng cách để không bị chân vòng kiềng
Tập đứng cho bé đúng cách để không bị chân vòng kiềng

I. Mấy tuổi trẻ biết đứng?

Áp lực của việc sợ bé chậm biết đứng đã khiến nhiều bố mẹ tập đứng cho bé khi đôi chân chưa đủ cứng cáp gây nên tình trạng chân của trẻ dễ bị vòng kiềng do áp lực từ thân trên đè lên xương chân. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên tập đứng cho trẻ vào thời điểm thích hợp.

Từ tháng thứ 7 bé có thể đứng với sự trợ giúp của ba mẹ
Từ tháng thứ 7 bé có thể đứng với sự trợ giúp của ba mẹ

Theo quan sát đa số, một em bé khỏe mạnh thường thể bắt đầu tự kéo mình lên tư thế đứng trong khoảng từ 7-12 tháng tuổi hoặc sớm nhất là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên trong thời gian này, con rất dễ té ngã nếu không có sự giúp đỡ từ cha mẹ.

II. Tập đứng cho bé khi nào phù hợp?

Ba mẹ cần quan sát những dấu hiệu cho thấy có thể bắt đầu tập đứng cho bé:

  • Với những trẻ được sắp xếp ngủ ở giường cũi riêng thì cha mẹ có thể dễ nhận ra thời điểm có thể bắt đầu tập đứng cho bé. Bởi vì lúc đó con sẽ thể hiện mong muốn đứng dậy thông qua các động tác như chồm người lên vịn vào thành giường cũi, bám vào những vật cố định để cố gắng đưa người đứng lên.
Ba mẹ cần chú để để bé không bị té ngã
Ba mẹ cần chú để để bé không bị té ngã
  • Khi ba mẹ quan sát thấy trẻ có dấu hiệu muốn đứng, việc đầu tiên bố mẹ nên làm đó chính là thử kiểm tra độ cứng cáp của trẻ. Bố mẹ hãy bế trẻ ở tư thế đứng trong khoảng vài giây, để chân trẻ tiếp xúc với sàn nhà và kiểm tra xem chân con có đủ vững hay không.
  • Nếu trẻ tỏ ra thích thú, chân tiếp đất đủ vững hoặc thậm chí có phản xạ cong đầu gối để bật chân ngược lại cho thấy bắp chân bé đã cứng cáp. Bố mẹ có thể bắt đầu tạo ra không gian rộng rãi, an toàn để tập cho bé tự đứng lên và ngồi xuống.

III. Các giai đoạn tập đứng của trẻ

Hành trình tập đứng của bé nhìn chung có 3 giai đoạn phản ánh rõ sức khoẻ và độ cứng cáp của đôi chân:

  • Đứng vịn: Đứng phải có vịn vào những vật cố định như thanh chắn, thành cũi, bàn, ghế. Giai đoạn này sẽ rơi vào tầm bé 7-9 tháng tuổi, cần có sự hổ trợ và giám sát của ba mẹ tránh bé bị té ngã.
Bé đứng vịn đồ trong nhà ở giai đoạn đầu
Bé đứng vịn đồ trong nhà ở giai đoạn đầu
  • Đứng chựng: Bé có thể đứng không cần sự trợ giúp trong vài giây nhưng chưa thể bước đi, khi mỗi bé sẽ ngồi nhanh xuống, vì vậy ba mẹc cần đảm bảo không gian an toàn tránh tổn thương bé. Tầm độ tuổi 9-12 tháng, khi hệ cơ xương phát triển, bé có thể dần học được cách đứng chựng.
  • Đứng độc lập: Đây là giai đoạn bé đứng không cần vịn, không cần hỗ trợ và cũng đứng trong thời gian dài hơn. Bé có thể chuyển từ tư thế ngồi sang đứng và ngược lại. Những bước đi đầu tiên thường được hình thành trong thời gian này. Sau 12 tháng tuổi bé sẽ có thể bắt đầu đứng độc lập và thường sẽ đạt được kỹ năng này từ 13-15 tháng.

IV. Cha mẹ cần làm gì để giúp con tập đứng?

Sự hổ trợ của ba mẹ là vô cùng cần thiết, tập đứng cho bé là khởi đầu của việc tập đi cho bé. Ba mẹ cần lưu ý những thông tin dưới đây theo mốc thời gian của bé:

6-7 tháng tuổi

  • Trẻ mấy tháng biết đứng? Khoảng 7 tháng tuổi, bé có thể chịu được trọng lượng cơ thể mình. Đây là lúc mà mẹ có thể nhẹ nhàng hỗ trợ con để con đứng dậy bằng cách kéo nhẹ tay con để bé biết cách đứng lên. Dù vậy mẹ vẫn nên giữ lấy tay khi con đứng. 
  • Một cách khác, mẹ có thể để con đứng thăng bằng trên đùi của mẹ. Đây cũng có thể là trò chơi vui vẻ và thú vị dành cho bé.
  • Để kích thích con, mẹ có thể đưa món đồ chơi mà bé yêu thích lên cao hơn một chút để bé cố với lên lấy món đồ chơi đó. Đấy cũng là dịp để bé phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt.
Hãy dùng đồ chơi để khuyến khích trẻ đứng dậy
Hãy dùng đồ chơi để khuyến khích trẻ đứng dậy

8-9 tháng tuổi

  • Trẻ mấy tháng biết đứng? Ở giai đoạn này, em bé có thể đứng chựng. Bố mẹ có thể cùng bé chơi trò “trồng cây” bằng cách đặt bé đứng dựa lưng vào tường như một “cái cây”. Để khuyến khích con, bố mẹ nên cổ vũ để bé thích thú đứng được trong vòng vài giây. 
  • Trong trường hợp bé đã có thể đứng vịn vững. Mẹ có thể để con đứng an toàn trong cũi, quây. Dù vậy, không nên cho bé bám đứng quá lâu vì bé sẽ cảm thấy mệt. 
  • Học cách ngã là một phần quan trọng của việc thành thạo kỹ năng đứng và đi. Mẹ nên dùng miếng lót sàn nhà bằng xốp, đệm để bảo vệ bé khi ngã. 
  • Nếu thấy bé vịn đứng và chựng tốt, mẹ có thể cho con nhún nhảy vào bằng đồ hỗ trợ chuyên dụng để vững chắc đầu gối, hệ cơ và bắt đầu tập đi.

10-12 tháng tuổi

  • Trong giai đoạn này, đối với những bé có khả năng phát triển vận động sớm thì đây là thời điểm vàng cho mẹ bắt kịp khoảnh khắc con không những tự đứng lên mà còn chập chững những bước đi nhỏ đầu tiên trong đời mà không cần sự trợ giúp xung quanh. 
  • Mẹ có thể đứng khom lưng trước mặt con, đồng thời đỡ bé bằng hai tay khi con di chuyển trong nhà. Khi con đã bước đi thành thạo, mẹ có thể dùng tay dắt bé đi.
  • Luôn tạo điều kiện cho bé tự đứng lên nếu bé có thể, và không quên dành cho con những chiếc ôm khích lệ khi con đứng lên thành công.
  • Thường xuyên dắt con đi dạo, quanh công viên hoặc khu vực gần nhà, để bé tập đứng và đi trong một không gian khác thú vị hơn.

V. Những điều cha mẹ cần lưu ý khi con tập đứng?

Bên cạnh việc trẻ mấy tháng biết đứng, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Cách tốt nhất để tập đứng cho trẻ đó là chú ý quan sát các dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng, từ đó hỗ trợ giúp con làm quen với các hoạt động đứng lên và ngồi xuống.
  • Dìu, nâng đỡ nhưng không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình, dễ gây trật cổ tay hay xương vai bé. 
  • Hạn chế bế bé, mẹ chỉ nên bế lúc cần thiết. Ngoài ra, hãy để bé được tự do ngồi, nằm chơi. Những bé quen được bế bồng sẽ không thích tập đứng một mình nữa.
  • Mẹ tuyệt đối không để bé một mình trên giường, bàn hay những đồ nội thất cao khác trong nhà. 
  • Mẹ nên sử dụng dây đeo an toàn khi bé ngồi trên xe đẩy hoặc ghế ăn. Không cho bé chơi một mình ngoài ban công.
Ba mẹ hãy kiên nhẫn với sự phát triển của bé
Ba mẹ hãy kiên nhẫn với sự phát triển của bé

VI. Bé 12 tháng tuổi chưa biết đứng có đáng lo không?

Với thông tin đa phần trẻ có thể biết đứng từ tháng thứ 7 đến tháng 12, nhiều ba mẹ sẽ lo lắng khi con quá 12 tháng vẫn chưa biết đứng. Ba mẹ đừng quá lo bởi một số bé chậm đạt được các mốc phát triển vận động so với các bạn đồng trang lứa, đây chưa được xem là điều bất thường. Nhất là, với những bé sinh non (chào đời trước 37 tuần mang thai), bé có thể phát triển chậm hơn với các bé sinh đủ tháng.

Ba mẹ hãy tiếp tục quan sát các biểu hiện vận động khác của bé. Nếu mẹ thấy bé tỏ ra yếu ớt trong vận động, dễ té ngã, chân không vững chứng tỏ sự phát triển hệ cơ của bé không ổn định hoặc quá 16 tháng vẫn chưa thể đứng. Ba mẹ nên trực tiếp trao đổi và nhận tham vấn từ bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đến từ K&K Baby sẽ giúp ba mẹ tìm ra phương pháp tập đứng cho bé không bị vòng kiềng hiệu quả!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *