Nguyên nhân hăm tã, triệu chứng và phương pháp điều trị

Nguyên nhân hăm tã được xác định bởi tình trạng ẩm ướt ở vùng mang tã, sự nhạy cảm của da bé và thói quen không thay tã thường xuyên. Không đến mức quá nguy hiểm tuy nhiên hăm tã khiến bé đau, quấy khóc. Giải pháp tối ưu nhất để ngăn ngừa và điều trị hăm tã là giữ cho tã của bé luôn khô ráo, sạch sẽ.

Hăm tã là gì? 

Hăm tã là một dạng viêm da phổ biến đặc trưng bởi sự xuất hiện của một mảng da đỏ tươi ở vùng mông của trẻ nhỏ. Nguyên nhân hầu hết là do tình trạng ẩm ướt do không thay tã thường xuyên gây ra, song vẫn có trường hợp bé bị hăm tã dù ba mẹ đã cố gắng giữ vệ sinh tốt nhất có thể.

Nguyên nhân hăm tã thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ, có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:

  • Da trẻ bị kích ứng từ phân và nước tiểu do không thay tã thường xuyên. Làn da nhạy cảm của bé càng dễ bị hăm tã nếu trẻ bị tiêu chảy do sự tiếp xúc trực tiếp của phân và nước tiểu.
  • Quần áo hoặc tã quá chật chội tạo ma sát với làn da nhạy cảm của bé.
  • Bé bị dị ứng bởi nước giặt quần áo, dung dịch, khăn ướt. Những nguyên nhân này thường bị bố mẹ lãng quên.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm được sinh ra ở khu vực mông, đùi và bộ phận sinh dục cho vùng da này thường ẩm, ấm, một môi trường lí tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Việc ba mẹ cho bé ăn một loại thức ăn mới cũng có thể dẫn đến số lần đại tiện của bé, chất thải gây kích ứng dẫn đến bé bị hăm tã.
  • Sự nhạy cảm của da bé, đặc biệt ở các bé từng có tiền sử bị viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã (chàm) có thể dễ bị hăm tã hơn. Tuy nhiên, vùng da bị kích ứng của bệnh viêm da dị ứng và chàm chủ yếu ảnh hưởng đến các vùng khác ngoài vùng quấn tã.
  • Thuốc kháng sinh cũng là một nguyên nhân gây hăm tã. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả các lợi khuẩn có lợi cho da của bé. Sử dụng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Trẻ bú mẹ có mẹ dùng thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ bị hăm tã cao hơn.
Tìm ra nguyên nhân hăm tả để điều trị triệt để
Tìm ra nguyên nhân hăm tả để điều trị triệt để

Triệu chứng thường gặp khi bé bị hăm tã

Những dấu hiệu và triệu chứng của hăm tã

Hăm tã đặc trưng bởi sự xuất hiện của một mảng da đỏ tươi kèm hồng ban ở vùng mông của trẻ. Trong trường hợp phát ban nặng, vùng da có thể có màu đỏ tươi hoặc thậm chí chảy máu. Nếu có tình trạng nhiễm trùng, có thể có đóng mài hoặc chảy mủ ở vùng da mang tã.

Tác động của hăm tã đối với sức khỏe

Rất hiếm khi phải nhập viện vì hăm tã. Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ là không đáng kể tuy nhiên hăm tã có thể khiến trẻ đau, quấy khóc.

Biến chứng có thể gặp khi bị hăm tã

Vùng da viêm có thể bị nhiễm khuẩn với các triệu chứng như chảy mủ hoặc đóng mài vàng, kèm sốt, phát ban. Trong trường hợp này, có thể trẻ đang bị một tình trạng nhiễm trùng gọi là chốc lây và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Thay tã thường xuyên cho bé để tránh tình trạng hăm tã
Thay tã thường xuyên cho bé để tránh tình trạng hăm tã

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Ban đỏ không thuyên giảm mặc dù đã điều trị bằng các thuốc không kê đơn trong 4 – 7 ngày.
  • Tình trạng phát ban ngày càng nặng hơn hoặc lan sang các vùng khác của cơ thể.
  • Phát ban kèm chảy mủ, đóng mài và trẻ bị sốt.
  • Nếu nghi ngờ phát ban có thể là do dị ứng. 
  • Phát ban kèm theo tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Phương pháp nguyên nhân hăm tã và phương pháp điều trị

Xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân hăm tã

Chẩn đoán thường dựa trên tiền sử và khám lâm sàng tình trạng phát ban. Các test xét nghiệm thường không cần thiết. Nếu hăm tã xuất hiện là do phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể làm xét nghiệm da để tìm ra nguyên nhân gây ra dị ứng.

Phương pháp điều trị hăm tã hiệu quả

Cách điều trị tốt nhất cho hăm tã là giữ cho da của bé sạch sẽ và khô ráo nhất có thể. 

Khi thay tã, hãy lau sạch khu vực này nhẹ nhàng bằng khăn mềm, lau nhẹ nhàng hoặc dùng tia nước từ bình. Không chà xát da quá mạnh và tránh lau bằng cồn vì cồn có thể gây kích ứng vùng da của bé.

Nếu tình trạng hăm tã của bé vẫn tiếp diễn mặc dù đã được điều trị tại nhà, bác sĩ có thể kê đơn:

  • Kem hydrocortisone (steroid) nhẹ.
  • Kem trị nấm nếu bé bị nhiễm nấm.
  • Thuốc kháng sinh bôi hoặc uống, nếu bé bị nhiễm khuẩn.

Chỉ sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ có chứa steroid nếu bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu của bé đề nghị. Lưu ý việc sử dụng các loại steroid mạnh hoặc sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác cho trẻ.

Phát ban ở tã thường cần vài ngày để cải thiện và phát ban có thể tái phát nhiều lần. Nếu tình trạng phát ban vẫn tiếp diễn mặc dù đã được điều trị, có thể cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Giữ vệ sinh và xây dựng thói quen chăm sóc bé tốt hơn
Giữ vệ sinh và xây dựng thói quen chăm sóc bé tốt hơn

Phòng ngừa từ những nguyên nhân hăm tã

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, ba mẹ cần bỏ túi những lưu ý dưới đây

  • Thay tã thường xuyên hơn, rửa tay trước khi thay tã cho trẻ;
  • Rửa sạch vùng mông trẻ với nước ấm mỗi lần thay tã;
  • Lau khô vùng da ở mông trẻ nhẹ nhàng với khăn sạch, không chà sát gây kích ứng làn da mỏng manh của bé;
  • Đừng siết chặt tã hoặc mặc tã quá chặt;
  • Khi có thể, hãy để bé có nhiều thời gian hơn trong ngày không cần quấn tã. Để da tiếp xúc với không khí là một cách tự nhiên và nhẹ nhàng để da khô.

Theo dõi Fanpage K&K Baby để cập nhật nhanh nhất các kinh nghiệm, kiến thức chăm sóc mẹ và bé mỗi ngày các mẹ nhé!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *