Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm đòi hỏi ba mẹ cần lưu tâm. Vậy chăm sóc hệ tiêu hoá cho trẻ thế nào cho đúng? Nên cho bé ăn gì và không ăn gì? Khối lượng và thời gian ăn uống ra sao? Tham khảo ngay bài viết đến từ K&K Baby ba mẹ nhé!
1. Vì sao cần chăm sóc hệ tiêu hoá cho trẻ?
Hệ tiêu hoá giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ và chuyển hoá thức ăn thành chất dinh dưỡng. Ngoài ra hệ tiêu hoá còn có nhiệm vụ bài tiết. Khi trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hoá còn rất yếu song phải hoạt động liên tục để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Việc chăm sóc hệ tiêu hoá đúng cách cần được ba mẹ chú ý đến.
Khi mới sinh ra hệ tiêu hoá của các con chưa hoàn thiên và chỉ có thể uống sữa, đặc biệt là sữa mẹ chứa các thành phần tốt cho dạ dày của bé. Sau một thời gian, niêm mạc dạ dày phát triển đồng bộ với cơ thể, khi đó các bé mới có thể tiêu thụ thức ăn dạng lỏng rồi đặc dần. Sự nhạy cảm của hệ tiêu hoá trẻ nhỏ sẽ không thể chịu được các thực phẩm có vị mạnh, cay.
Nếu không chú ý đến hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các con sẽ rất dễ gặp các bệnh về đường tiêu hoá.
2. Các bệnh tiêu hoá bé thường gặp ở trẻ nhỏ
- Đầy hơi
Có thể nói, những thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ thường gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Đó có thể là thói quen ăn uống nhanh, vội vã, uống các loại nước ngọt có ga hoặc ăn kẹo cao su. Hậu quả, em bé sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng, ăn uống kém đi.
Cha mẹ nên theo dõi tình trạng trên của con, nếu chúng kéo dài liên tục, bạn hãy cho bé đi khám ngay nhé!
- Táo bón
Táo bón là bệnh lý rất khó chịu gây nên những bất tiện và có thể làm tổn thương niêm mạc đại tràng của bé. Nguyên nhân chính đó là bé không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, không uống đủ nước mỗi ngày.
- Tiêu chảy
Ngược lại với táo bón, tiêu chảy là hiện tượng bé đi ngoài ra phân lỏng vài lần trong ngày. Khi gặp phải vấn đề, cả cha mẹ với em bé đều vất vả, mệt mỏi, quan trọng hơn cơ thể của bé sẽ mất nhiều nước. Hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy là do nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Nếu bé bị tiêu chảy từ 3 – 4 ngày liên tiếp không khỏi, bạn hãy cho con đi khám bác sĩ ngay để kiểm soát tình trạng.
3. Chăm sóc hệ tiêu hoá cho trẻ đúng cách
a. Tăng cường hoạt động thể chất
Việc sử dụng các thiết bị điện tử và ngồi lỳ một chổ trong thời gian dài tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hoá của trẻ.
Hãy chắc rằng con yêu nhà bạn tham gia các hoạt động thể chất tối thiểu 30 phút/ngày và lặp lại theo một chu kỳ cố định sẽ không chỉ chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ mà còn mang lại những lợi ích sức khoẻ toàn diện.
Các hoạt động thể chất tốt cho hệ tiêu hoá, điều hoà nhịp tim, kích thích cơ thể trao đổi chất. Hãy tham gia bất kỳ hoạt động hay trò chơi thể thao nào miễn là sức khoẻ của bé đáp ứng tốt. Tuy nhiên hãy tham gia với cường độ vừa phải và không vận động mạnh ngay sau bữa ăn.
b. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là lời khuyên đúng đắn nhất khi chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ. Các thực đơn cần bao gồm các chất carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ có trong món ăn.
Thực phẩm giàu chất xơ giúp làm mềm phân và chống táo bón. Chất xơ làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như bệnh trĩ và hội chứng ruột kích thích. Ngũ cốc nguyên hạt, táo, cam, chuối, quả mọng, mận khô, đậu xanh, hạnh nhân và các loại đậu như đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, v.v. là một số nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất.
Dạy trẻ nhai kỹ và đúng cách bất cứ thứ gì chúng ăn. Vì nước bọt có các enzyme giúp phân hủy thức ăn và quá trình nhai chính là bước chuẩn bị cho cơ thể tiếp nhận thức ăn. Khi chúng ta nhai thức ăn, dạ dày và tuyến tụy bắt đầu tiết ra các enzym hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nhai kỹ thức ăn cũng giúp trẻ tránh nuốt phải không khí cùng với thức ăn, có thể gây đầy hơi và chướng bụng.
Đừng để trẻ ăn quá no, bữa lớn không được tiêu hóa kịp và làm rối loạn hoạt động hệ tiêu hóa. Bạn nên duy trì thói quen ăn uống nghiêm ngặt cho trẻ, giữ khoảng cách giữa các bữa ăn để cơ quan tiêu hóa được nghỉ ngơi. Thói quen ăn uống nghiêm ngặt sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động nhịp nhàng như một chiếc đồng hồ.
Hạn chế cho trẻ ăn chất béo, đường và muối. Chúng có thể dẫn đến các vấn đề ngắn hạn như khó tiêu, tiêu chảy và các vấn đề lâu dài như tiểu đường ở trẻ em và tăng huyết áp. Tránh các loại thực phẩm như khoai tây chiên, các sản phẩm làm bánh, bánh ngọt, nước ngọt và nước trái cây đóng gói, vì chúng có thể các chất bảo quản và màu thực phẩm… không tốt cho trẻ em.
Prebiotics và probiotics là những lợi khuẩn tốt cho sức khoẻ, giúp chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ. Những lợi khuẩn này kích thích các enzym tự nhiên và quá trình tiêu hóa giữ cho các cơ quan hoạt động bình thường. Probiotics có thể được tìm thấy trong sữa chua, dưa chua, sôcôla đen phô mai, táo, sữa đậu nành, ô liu và các sản phẩm sữa lên men khác. Còn prebiotics là thức ăn cho vi khuẩn tốt và làm cho chúng khỏe mạnh, có thể được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, chuối, các loại đậu, hành, tỏi và mật ong.
c. Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà nhiệt độ cơ thể. Hơn thế nữa nước còn giúp trung hoà axit dạ dày, giảm các triệu chứng bệnh tiêu hoá, trào ngược dạ dày, chống táo bón hiệu quả, giúp chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ.
d. Tránh tiếp xúc chất độc hại
Các chất độc hại đến từ môi trường, vật dụng trong nhà, đồ chơi có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tiêu hoá cũng như quá trình chăm sóc hệ tiêu hoá cho trẻ. Hãy giữ cho gia đình có một không khí trong lành, sạch sẽ, vật dụng và đồ chơi tiếp xúc với bé thường xuyên được lau rửa đảm bảo vệ sinh.
Hi vọng những thông tin trong bài viết “Cách mẹ thông thái chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ” đến từ K&K Baby hữu ích dành cho ba mẹ!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!