Mẹ thắc mắc: Khi nào cho bé ăn dặm?

Ăn dặm bổ sung dinh dưỡng cho bé bên cạnh sữa mẹ, ngoài ra việc ăn dặm còn giúp trẻ phát triển kĩ năng nhai nuốt. Ba mẹ cần xác định thời gian khi nào cho bé ăn dặm chính xác vì nếu cho ăn quá sớm hoặc quá trễ đều ít nhiều mang đến những tác động tiêu cực. Cùng tham khảo bài viết dưới đây do K&K Baby tổng hợp và phân tích để giải đáp thắc mắc cho mẹ: khi nào cho bé ăn dặm?

Khi nào cho bé ăn dặm là hợp lý?
Khi nào cho bé ăn dặm là hợp lý?

1. Trả lời ngay: Khi nào cho bé ăn dặm?

6 tháng tức 180 ngày sau khi sinh là khoảng thời gian được Tổ chức Y tế Thế Giới – WHO khuyến cáo phù hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm, bởi các lí do:

  • Hệ tiêu hoá của bé đã phát triển ổn định
  • Sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt đối, trẻ cần nhiều hơn thế để phát triển thể chất

Cần hiểu chính xác rằng, sau 6 tháng sữa mẹ vẫn giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng, chúng ta cần cho bé ăn dặm bởi cơ thể bé cần nhiều khối lượng và đa dạng các dưỡng chất hơn. Vì thế, mẹ tiếp tục cho bé bú ngay cả khi bé đã thực hiện ăn dặm.

2. Ăn dặm quá sớm: Rối loạn tiêu hoá

Ăn dặm quá sớm hay quá trễ đều không tốt
Ăn dặm quá sớm hay quá trễ đều không tốt

Nhiều gia đình bắt đầu lo lắng đến việc bé thiếu hụt dinh dưỡng từ rất sớm, song thực thế nếu cho bé ăn dặm quá sớm sẽ gây ra các hệ quả không tốt:

  • Hệ tiêu hoá chưa phát triển để tiêu hoá các thức ăn khác
  • Giảm bú mẹ gây thiếu hụt những dưỡng chất mà không có trong bất kỳ các loại thức ăn nào khác trừ sữa mẹ.
  • Giảm bú mẹ sẽ dẫn tới giảm phản xạ tiết sữa, mẹ có nguy cơ mất sữa sớm. 
  • Sự phối hợp các cơ vẫn đang phát triển. Sau 6 tháng, bé sẽ thấy dễ dàng hơn để xử lý và nuốt thức ăn, giúp giảm nguy cơ bị nghẹn.
  • Bé có khả năng bị dị ứng với thức ăn
  • Tăng nguy cơ mang thai sớm của người mẹ nếu không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.

3. Ăn dặm quá muộn: Suy dinh dưỡng

Ăn dặm quá muộn khi lạm dụng suy nghĩ chỉ sữa mẹ mới tốt cho con là hoàn toàn sai lầm. Đến 6 tháng tuổi, cơ thể của bé phát triển rất nhanh, nếu xem sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất sẽ dẫn tới nguy cơ bé bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm muộn khi sinh non tháng. Còn đối với các bé bình thường, nếu phụ huynh không biết khi nào cho bé ăn dặm và cứ thế cho trẻ ăn dặm quá muộn sẽ khiến trẻ không nhận đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển đang ngày càng tăng của độ tuổi, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ không nhận đủ các vi chất dinh dưỡng dẫn đến các rối loạn như thiếu máu thiếu sắt, còi xương do thiếu Calci. 

4. Ăn dặm đúng cách

Ba mẹ cần bỏ túi các lưu ý sau để cho bé ăn dặm đúng cách.

  • Khẩu vị của bé khi mới bắt đầu ăn dặm nên có sự tương đồng với vị sữa mẹ, thiên về 2 vị mặn – ngọt.
  • Ban đầu ba mẹ chỉ cần cho bé ăn một lượng rất nhỏ để bé làm quen, luyện kĩ năng nuốt thức ăn, sau đó tăng dần lượng thức ăn.
  • Thức ăn khi cho bé ăn dặm cần được xay nhuyễn và chế biến ở các mức độ loãng – đặc phù hợp với khả năng ăn của bé.
  • Đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn dặm
  • Không được ép con ăn khi con không muốn ăn. Ba mẹ hãy kiên nhẫn và cho bé ngừng ăn 2-3 ngày sau đó tiếp tục tập để bé không cảm thấy stress.
Cho bé ăn dặm một cách khoa học không hề khó
Cho bé ăn dặm một cách khoa học không hề khó

Khi bắt đầu ăn dặm, sau lần thử thứ nhất, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì bạn có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng và mẹ không nên ép con. Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và khả năng này tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử.

5. Thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Tuyệt đối không cắt sữa mẹ khi cho bé ăn dặm. Nếu đã biết khi nào cho bé ăn dặm thì việc cần làm tiếp theo đó là cho bé ăn đúng cách để đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Thông thường, khi mới cho bé ăn dặm ở liều lượng từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi 1 tuổi, bữa ăn cần 4 nhóm dinh dưỡng sau:

5.1. Nhóm tinh bột

Nguồn năng lượng duy trì cho các hoạt động thể chất của bé đến từ nhóm bột đường. Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, khoai, yến mạch, thịt,… cần được phối hợp và chế biến đa dạng món để bé không bị chán ăn.

5.2. Nhóm chất đạm

Chất đạm thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng).

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé, trong cơ thể, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…), việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.

5.3. Nhóm rau củ và trái cây

Rau củ quả bổ sung chất sơ tốt cho hệ tiêu hoá của bé
Rau củ quả bổ sung chất sơ tốt cho hệ tiêu hoá của bé

Cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. bạn cũng có thể tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay, đu đủ xay… những thực phẩm này sẽ giúp bổ sung rất nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển, phòng chống các bệnh về đường ruột.

Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu… để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

5.4. Nhóm chất béo

Chất béo ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não. Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ.

Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

Bố mẹ nên cho bé ăn dặm đúng lúc, đúng cách để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Hy vọng những thông tin trong bài viết đến từ K&K Baby giải đáp thắc mắc khi nào cho bé ăn dặm của ba mẹ!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *