Ăm dặm để bổ sung dinh dưỡng, thực hành kĩ năng nhai nuốt tiến đến quá trình cai sữa mẹ. Lần đầu chăm con, nhiều ba mẹ đắn đo và có muôn vàn câu hỏi về việc khi nào nên cho bé ăn dặm, ăn dặm thế nào cho đúng cách, thực đơn cho bé ăn dặm ra sao? Với bài viết sau do K&K Baby tổng hợp và trình bày sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cách cho bé ăn dặm!
1. Trả lời cho câu hỏi: Khi nào cho bé ăn dặm?
6 tháng tuổi là mốc thời gian phù hợp để cho bé ăn dặm bởi nếu cho ăn dặm quá sớm bé sẽ bị đau dạ dày và ảnh hưởng vị giác. Ở thời điểm quá sớm, niêm mạc dạ dày của bé sẽ rất mỏng nên việc co bóp thức ăn còn hạn chế. Các tế bào vị giác của bé chưa thật sự hoàn thiện nên rất nhạy cảm với các vị của đồ ăn dặm.
Nếu cho bé ăn dặm quá muộn có nguy cơ cao khiến bé bị suy dinh dưỡng do nguồn năng lượng từ sữa lúc này không đủ để nuôi dưỡng cơ thể đang phát triển mạnh của bé.
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé bắt đầu vận động, chơi đùa , sự phát triển thể chất và vận động đòi hỏi một nguồn năng lượng đa dạng với khối lượng nhiều hơn mỗi ngày. Ba mẹ cần chú ý đến mốc thời gian này để bắt đầu cho bé ăn dặm.
Một trong những dấu hiệu báo cho ba mẹ biết rằng có thể cho bé ăn dặm là khi bé bắt đầu chóp chép miệng, liếm môi. Quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể cho thấy bé đang phát triển tốt để tiến đến khả năng nhai nuốt.
2. Cho bé ăn dặm, cho bé ăn gì?
Gần như không thể liệt kê tất cả khi sự đa dạng của các loại thức ăn mà ba mẹ cho thể cho bé ăn dặm là quá lớn. Song để có cái nhìn chung, trong cách cho bé ăn dặm, phụ huynh cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: tinh bột (gạo, ngô,…), chất đạm (trứng, sữa, thịt, cá,…), chất béo (lạc, vừng, mỡ động vật,…), chất xơ, vitamin và khoáng chất (các loại trái cây, rau củ quả tươi,…). Tuy nhiên lúc mới tập ăn, bạn chỉ nên cho bé ăn từng loại thực phẩm riêng biệt và gần giống với loại sữa bé đang dùng nhất.
Bé cần có thời gian để tập làm quen với các vị chua-cay-mặn-ngọt, nhưng một điều dễ hiểu chúng ta cần tránh cho bé ăn các vị chua-cay quá nhiều. Vị mặn ít, vị ngọt được cân bằng ở mức độ an toàn cho sức khoẻ, tốt nhất nên cho bé ăn nhạt.
3. Mẹ nhàn tênh với cách cho bé ăn dặm này
Có rất nhiều cách cho bé ăn dặm phổ biến ngày nay được áp dụng như ăn dặm kiểu nhật, ăn dặm tự chỉ huy BLW,… nhìn chung các cách cho bé ăn dặm đều có ưu điểm riêng. Ở cách cho bé ăn dặm đơn giản nhất ba mẹ có thể tham khảo như sau:
Cách cho bé ăn dặm:
Sử dụng thìa ăn dặm bằng nhựa silicon đảm bảo an toàn sức khoẻ, khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, ba mẹ đút mỗi lần nửa muỗng. Ba mẹ nên giao tiếp, trêu đùa tại chổ với bé để bé không nhàm chán, nhắc nhở bé về việc nhai nuốt, không nghịch quá năng động tránh bị nôn ói. Trong trường hợp bé không ăn, không nuốt, ba mẹ hãy kiên nhẫn, có thể cho bé bú một ít trước khi ăn.
Trong quá trình ăn, bạn nên tập thói quen cho trẻ ngồi thẳng, ăn từng muỗng, nghỉ ngơi giữa các lần đút và ngừng lại khi bé đã no. Nếu bé nhăn nhó, bặm miệng hoặc phì thức ăn ra ngoài thì bạn không nên ép bé ăn. Bạn hãy kiên trì đợi đến khi trẻ háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn.
Ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Tùy vào sức ăn của trẻ là nhiều hay ít mà bạn nên cho trẻ ăn với một lượng thức ăn phù hợp. Đối với những trẻ 6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể cho bé ăn hai bữa trong ngày là đã đủ. Mỗi bữa phải cách nhau một khoảng thời gian, ít nhất là 2 giờ để bé tiêu hóa hết các thức ăn từ bữa trước.
Nếu bé biếng ăn, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn cho bé, nhưng cũng không nên chia quá nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể cho trẻ bú thêm sữa bạn nếu trẻ ăn ít.
Dụng cụ ăn dặm cho bé:
Các loại muỗng silicon ăn dặm ngày nay rất phổ biến, một số loại cao cấp có cảnh báo nhiệt để mẹ kiểm soát tốt và an toàn hơn cho con. Việc sử dụng muỗng thuỷ tinh, sứ, kim loại vẫn được song cần lựa chọn kích thước phù hợp. Ba mẹ nên kiểm tra các góc của muỗng trước khi cho con ăn, tránh làm tổn thương miệng bé.
4. Lưu ý khi cho bé ăn dặm
Cách thức nấu ăn và cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm rất khác so với việc chúng ta cho một cậu nhóc 4-5 tuổi ăn. Bởi khi này bé chưa có răng, việc nhai nuốt còn chưa thuần thục. Ba mẹ nên lưu ý các điểm sau:
Phân loại và phối hợp dinh dưỡng
Với các nhóm chất dinh dưỡng kể trên bao gồm: tinh bột (gạo, ngô,…), chất đạm (trứng, sữa, thịt, cá,…), chất béo (lạc, vừng, mỡ động vật,…), chất xơ, vitamin và khoáng chất (các loại trái cây, rau củ quả tươi,…). Ba mẹ cần quan tâm tới thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu, mức độ phù hợp với độ tuổi của bé, phân loại và phối hợp để bữa ăn của bé đầy đủ dinh dưỡng
Nấu chín, nghiền nhỏ thức ăn:
Những trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi đều chưa có phản xạ nhai. Do đó, thức ăn không được nghiền nhỏ có thể làm trẻ bị hóc. Vì vậy, trước khi cho trẻ ăn, bạn nên kiểm tra xem thức ăn đã được nghiền nhỏ hoàn toàn hay chưa.
Đối với những trẻ 10 – 12 tháng tuổi, thì bạn có thể cho trẻ ăn thức ăn mềm, được nấu nhuyễn để kích thích nướu mọc.
Cho trẻ ăn đúng giờ:
Cần thiết lập một chế độ ăn đúng giờ và có nguyên tắc để cơ thể bé làm quen với điều này, dạ dày hoạt động tốt hơn. Hơn thế nữa, xác lập nguyên tắc và thực hiện nguyên tắc giúp bé hình thành tư duy kĩ luật.
Đảm bảo an toàn thực phẩm:
Niêm mạc dạ dày và hệ miễn dịch của bé 6 tháng tuổi vô cùng nhạy cảm và yếu ớt. Vệ sinh thức ăn không kỹ sẽ để lại nguy cơ gây các bệnh về đường tiêu hoá cho trẻ, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Ba mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tất cả các loại nguyên liệu. Đặc biệt hơn khi trẻ ăn dặm đa phần được chế biến từ các loại rau củ dễ tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật.
Tạo hứng thú cho bé khi ăn:
Để trẻ vui vẻ tiếp nhận thức ăn, bạn nên tạo hứng thú cho trẻ bằng cách:
- Chọn các loại chén, muỗng, yếm,… có hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để gây sự chú ý cho bé.
- Khi đút cho trẻ ăn, bạn có thể vừa đút vừa nói chuyện với bé. Đồng thời cho bé ngồi chung với những người trong nhà để tạo cảm giác đông vui, kích thích trẻ ăn.
- Tránh ồn ào quá mức làm cho bé không tập trung vào bữa ăn.
Một số lưu ý khác:
- Khi thấy trẻ ăn ít, bạn không nên ép trẻ ăn.
- Nên chú ý khi cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như mật ong, tôm, cua,…
- Thức ăn quá nóng có thể khiến lưỡi bé bị phỏng. Vì vậy, bạn nên làm thức ăn nguội bớt rồi mới đút cho trẻ ăn.
- Không nêm gia vị vào khẩu phần của trẻ. Nếu có, thì bạn chỉ nên cho một xíu muối iot hoặc nước mắm vào trong thức ăn là đủ.
- Trong quá trình ăn dặm, bạn nên cho trẻ bú đầy đủ. Vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và sức đề kháng tốt nhất.
Quá trình tập ăn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Vì vậy, bố mẹ nên tập ăn dặm cho bé đúng cách và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Hy vọng những thông tin trong bài viết đến từ K&K Baby giúp ba mẹ có cái nhìn rõ hơn về hệ miễn dịch của bé.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!