Thai ngừng phát triển là khi mẹ bầu mang thai không thành công, thai nhi bị chết lưu không thể tiếp tục nhận chất dinh dưỡng từ mẹ. Là một điều không mong muốn, song chúng ta cần nắm rõ những thông tin để ngăn ngừa, bảo vệ sức khoẻ người mẹ. Bài viết đến từ K&K Baby cung cấp những dấu hiệu thai ngừng phát triển mà mẹ cần lưu ý!
1. Thai ngừng phát triển là gì?
Thai ngừng phát triển hay phôi thai ngừng phát triển là một cách nói khác của hiện tượng sảy thai, đây là tình trạng mang thai không thành công do thai nhi chết lưu, không còn khả năng nhận chất dinh dưỡng từ mẹ để tiếp tục phát triển.
Ngay từ thời điểm phát triển mang thai đến dưới 3 tháng đầu, nếu không quan sát các dấu hiệu, các bà mẹ có thể bỏ qua những dấu hiệu thai ngừng phát triển.
2. Những lý do khiến thai ngừng phát triển
Không đề cập đến các trường hợp phá thai, thì gần như tất cả phụ nữ mang thai đều có thể gặp tình trạng thai ngừng phát triển, và nhóm có nguy cơ cao được liệt kê dưới đây:
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi: Phụ nữ mang thai ở độ tuổi quá lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai, làm giảm khả năng trứng và tinh trùng gặp nhau. Với trường hợp thụ thai thành công thì tỷ lệ sảy thai cũng sẽ cao hơn và thai nhi dễ mắc dị tật bẩm sinh.
- Phụ nữ mắc mắc các bệnh về tử cung như u xơ tử cung, hay niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng cũng dễ gặp phải biến cố phôi thai ngừng phát triển.
- Phụ nữ bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh cường giáp, nhược giáp, bệnh lý về thận… cũng là đối tượng dễ bị sảy thai sớm.
Các nguyên nhân khiến thai ngừng phát triển gần như xuất phát từ những bất thường của phụ nữ mang thai như:
- Nhiễm trùng
Trong trường hợp này, mẹ bầu bị nhiễm trùng và lây cho thai nhi qua đường nhau thai, từ đó dẫn đến tình trạng thai nhi ngừng phát triển hoặc sẽ nhiễm bệnh nguy hiểm nếu được sinh ra, các trường hợp được ghi nhận lây từ mẹ sang con do nhiễm trùng như: giang mai, HIV, nhiễm trùng ban đỏ, rubella, toxoplasmosis, herpes…
- Sức khoẻ người mẹ không đảm bảo
Sức khoẻ của người mẹ tác động rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, nếu người mẹ không đảm bảo sức khoẻ tốt sẽ có nguy cơ khiến thai nhi ngừng phát triển. Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai như: Tiểu đường, cao huyết áp, động kinh, bệnh tim, bệnh cận giáp, tiền sản giật, rối loạn đông máu, Lupus, bệnh Sickle-cell…
- Xuất phát từ dây rốn
Dây rốn là bộ phận truyền oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, nếu có vấn đề ảnh hưởng đến quá trình phát triển hay khiến thai ngừng phát triển, nó có thể xuất phát từ dây rốn.
- Nội tiết tố bất thường
Những bất thường về nội tiết tố của phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ khiến thai ngừng phát triển, mẹ bầu bị đa nang trứng cũng dễ bị sẩy thai hơn người không bị.
- Vấn đề về nhau thai
Vai trò của nhau thai là vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Giống như dây rốn, nếu nhau thai gặp bất thường cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
- Bất thường nhiễm sắc thể
Các nhiễm sắc thể bất thuờng xuất hiện là nguyên nhân phổ biến gây sẩy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Cụ thể, mỗi tế bào bình thường sẽ có 23 cặp nhiễm sắc thể, tế bào trứng và tinh trùng cũng giống như vậy. Trong quá trình thụ tinh, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp và tạo thành phôi thai. Tuy nhiên nếu một trong hai (trứng và tinh trùng) bị bất thường về nhiễm sắc thể thì phôi thai cũng sẽ bị bất thường về nhiễm sắc thể. Như vậy phôi thai có thể bị ngừng phát triển, dẫn đến sảy thai sớm, hoặc phát triển nhưng sẽ mắc các dị tật bẩm sinh.
- Tử cung bất thường
Tử cung là bộ phận đặc biệt của phụ nữ, có tác động đến quá trình thụ thai lẫn khi mang thai, vì thế các dấu hiệu bất thường ở tử cung như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hay tử cung bất thường như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn… thì nguy cơ phôi thai ngừng phát triển là rất cao.
Tham khảo: Cân nặng của thai nhi theo tiêu chuẩn WHO
3. Dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển
Tử cung không phát triển
Dấu hiệu thai ngừng phát triển đầu tiên mà ta có thể kể đến đó là tử cung không phát triển. Khác với người mẹ có thai nhi phát triển bình thường, tử cung sẽ phát triển theo. Khi thai ngừng phát triển, tức sẩy thai, thai lưu, tử cung của mẹ có sẩy thai cũng không phát triển diện tích.
Đây là dấu hiệu thai ngừng phát triển cần được sự theo dõi của bác sĩ trong những lần khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung. Nếu tử cung của người mẹ chậm mở rộng so với sự phát triển của thai nhi thì cần thực hiện việc thăm khám kỹ hơn để xác định sức khỏe của thai nhi.
Không nghe được tim thai
Dấu hiệu thai ngừng phát triển khi không nghe được tim thai Nếu vẫn không thấy được tim thai trong những lần khám thai định kỳ. Thai phụ sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do, trong đó có nguyên nhân thai đã ngừng phát triển. Qua nghe tim thai và siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng thai lưu.
Thiếu chuyển động của thai
Khi mẹ quan sát sự chuyển động của thai nhi và cảm thấy không có bất kỳ sự chuyển động nào trong suốt thời gian dài, đây rất có thể là dấu hiệu thai ngừng phát triển.
Theo đó với thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ. Với trường hợp thai nhi có ít hơn 4 đợt cử động, mẹ bầu cần nằm nghỉ ngơi và trong 1 đến 2 giờ tiếp theo sẽ tiếp tục đếm số lần thai máy. Nếu trong khoảng thời gian đó thai nhi vẫn có ít hơn 10 cử động thai, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám chính xác tình trạng thai nhi.
Hi vọng những thông tin trong bài viết “Mẹ cần lưu ý: Dấu hiệu thai ngừng phát triển” đến từ K&K Baby Boutique hữu ích dành cho ba mẹ!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!