Hệ miễn dịch của trẻ: ba mẹ đã biết những điều này?

Hệ miễn dịch của trẻ chứa rất nhiều bí ẩn, càng biết nhiều về những bí ẩn đó, các nhà khoa học và dinh dưỡng biết thêm cách để tăng cường hệ miễn dịch và đề phòng các rủi ro ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé. Bài viết do K&K Baby tổng hợp sẽ chỉ ra những điều có thể ba mẹ chưa biết về hệ miễn dịch của trẻ.

1. Hệ miễn dịch của trẻ là gì?

Hệ miễn dịch của trẻ là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau để bảo vệ cơ thể bé chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thậm chí đó có thể là một loại nấm, tất cả đều có khả năng gây bệnh. Và nếu chúng vượt qua hàng rào miễn dịch, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu và các hóa chất và protein khác tấn công và phá hủy các chất lạ này. 

Hệ miễn dịch của trẻ còn ẩn chứa nhiều điều chưa được khám phá
Hệ miễn dịch của trẻ còn ẩn chứa nhiều điều chưa được khám phá

Có thể nói, mệ miễn dịch của trẻ chính là tường thành bảo vệ sức khoẻ của bé khỏi các nguy cơ gây bệnh do cơ thể tạo ra các protein được gọi là kháng thể phá hủy các tế bào bất thường. Chúng giúp chống lại các bệnh thông thường như cúm hoặc cảm lạnh và bảo vệ bé khỏi các bệnh nghiêm trọng khác.

Đôi khi hệ thống miễn dịch có thể mắc lỗi và xác định một chất là có hại khi thực tế không phải vậy. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động để chiến đấu với những kẻ xâm nhập này, cơ thể có thể bị dị ứng .

Một số yếu tố khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu đi, lúc này, vi khuẩn, virus, hoặc độc tố…

2. Khi nào hệ miễn dịch của trẻ phát triển?

Hệ miễn dịch của trẻ là một hệ thống phức tạp của các tế bào bạch cầu, đại thực bào và protein có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, tế bào bạch cầu sẽ nhận ra và tạo ra phản ứng chống lại chúng bằng cách tạo ra kháng thể. Đây chính là các protein chống nhiễm trùng để ngăn ngừa bệnh tật.

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ sẽ truyền cho thai nhi các kháng thể cần thiết qua nhau thai, nhờ đó mà bé có thể an toàn trong quá trình sinh nở. Loại và số lượng kháng thể mà thai nhi nhận được phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của chính cơ thể mẹ.

Sữa mẹ là "nguyên liệu" xây dựng nên hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là “nguyên liệu” xây dựng nên hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh

Trẻ sinh ra thường được hưởng các vi khuẩn có lợi của mẹ nên đường ruột của trẻ sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn giúp cho sức đề kháng được tăng cường. Ngoài ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những năm tháng đầu đời cũng sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Đặc biệt, sau khi chào đời, nếu trẻ được bú mẹ ngay thì sẽ được truyền nhiều kháng thể nhất vì sữa non của mẹ được sản sinh ngay sau sinh chứa rất nhiều kháng thể mạnh mẽ để giúp con có khả năng chống lại nhiễm trùng.

Như vậy, ngay từ khi còn trong bào thai, trẻ đã có được khả năng miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này chỉ có tính chất tạm thời và trong khoảng vài tuần đến vài tháng nó sẽ giảm dần.

III. Có thể mẹ chưa biết về hệ miễn dịch của trẻ

1. Có hai loại hệ thống miễn dịch

Nhìn một cách tổng quát, hệ thống miễn dịch trong cơ thể chia làm 2 loại: hệ thống miễn dịch tự nhiên và hệ thống miễn dịch thích ứng. Khi mới sinh ra và ngay cả khi ở giai đoạn bào thai, trẻ thừa hưởng hệ miễn dịch tự nhiên từ mẹ. Tuy nhiên, kháng thể từ mẹ truyền sang con chỉ tồn tại trong vài tháng, sau đó giảm nhanh chóng. Tiếp tục bú mẹ là cách tốt nhất để truyền kháng thể, thay thế lượng đã giảm.

Hệ miễn dịch thích ứng xuất hiện trong quá trình phát triển của bé. “Bộ máy” này có khả năng ghi nhớ khi cơ thể bị tác động, kích thích bởi các vi sinh vật lạ xâm nhập, hệ miễn dịch thích ứng sẽ “ghi nhớ”. Nếu chúng tấn công trở lại, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể đáp ứng mạnh hơn so với lần xâm nhập đầu tiên. Các nhà khoa học còn gọi đây là hệ miễn dịch đặc hiệu, bởi khả năng nhận diện, phân biệt sự khác nhau rất nhỏ và phản ứng lại với vi sinh vật lạ có bản chất nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng.

Hình dung một cách dễ hiểu, hệ miễn dịch là rào cản bệnh tật cho bé
Hình dung một cách dễ hiểu, hệ miễn dịch là rào cản bệnh tật cho bé

Cả 2 hệ miễn dịch bổ sung cho nhau, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân có hại của môi trường. Tuy nhiên, chúng chưa hoàn thiện nên hiệu quả còn hạn chế. Trẻ nhỏ thường mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhiều lần trong năm. Trẻ đề kháng yếu như sinh non, thiếu cân, gầy yếu, cơ địa dị ứng … có thể viêm tai – mũi – họng 8-12 lần mỗi năm. Khi bị viêm nhiễm, hệ miễn dịch cần thời gian để chiến đấu với tác nhân gây bệnh. Đa số các trường hợp sẽ khỏi sau 5-6 ngày hoặc một vài tuần nếu trẻ được chăm sóc tích cực.

Song trên thực tế, nhiều cha mẹ hoặc nhân viên y tế có thói quen lạm dụng kháng sinh khi trẻ ốm, khiến bé phải dùng thuốc trong trường hợp không cần thiết. Điều này không chỉ gây hại tới sức khỏe, mà còn tước đi cơ hội rèn luyện hệ miễn dịch của trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng quá nhiều kháng sinh làm chậm phát triển hệ miễn dịch, khiến bé gặp tác dụng phụ của thuốc và sinh các bệnh tự miễn như hen suyễn, dị ứng, viêm đường ruột…

Cha mẹ nên giúp bé tăng cường sức khỏe toàn diện và bền vững để phòng tránh và vượt qua dễ dàng các bệnh nhiễm trùng. Trẻ cần củng cố sức đề kháng thường xuyên bằng các biện pháp gián tiếp và trực tiếp như tiêm văcxin đầy đủ, tích cực vận động, bổ sung dinh dưỡng và các chất tăng cường miễn dịch như vitamin C, betaglucan…

2. Hệ vi khuẩn đường ruột góp phần quan trọng tạo nên hệ miễn dịch

Ruột của trẻ là một kho chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Chúng đến từ các loại thức ăn và bắt đầu hoạt động khi vừa lọt lòng mẹ. Điều thú vị ở đây là muốn hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả. Bố mẹ cần quan tâm đến hệ vi khuẩn đường ruột của con.

Mẹ có biết trong hệ vi khuẩn có khoảng 100 nghìn tỷ vi sinh vật sống trên bề mặt hoặc trong cơ thể. Hầu hết chúng được tìm thấy trong đường tiêu hóa. Vì thế, trong đường ruột của con sẽ có cả vi khuẩn có lợi và có hại. Bố mẹ cần cân bằng giữa hai loại vi khuẩn này. Từ đó giúp cải thiện được hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.

Cách cụ thể đó là: Không nên giữ con, bao bọc, tránh con tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Thực tế, môi trường nhiều tác nhân xấu lại giúp cải thiện hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng không, việc cho con nô đùa với vật nuôi, chạy nhảy vui chơi ngoài trời lại có tác dụng trong việc đa dạng hóa các loại vi khuẩn trong đường ruột.

Bên cạnh đó, bé có hệ vi khuẩn đường ruột ốm yếu có thể khiến vác-xin kém hiệu quả. Khi đó, hệ sinh vật ruột hoạt động kém đi qua niêm mạc bị tổn thương. Từ đó sẽ làm kích thích các phản ứng xa hơn của hệ miễn dịch. Do đó, hệ miễn dịch của trẻ có được trang bị vác-xin đặc trị cũng không hiệu quả. Bởi hệ miễn dịch đang “bận rộn” với những tế bào vi khuẩn rò rỉ qua đường ruột.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đến từ K&K Baby giúp ba mẹ có cái nhìn rõ hơn về hệ miễn dịch của bé.

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *