Thai nghén là giai đoạn đầu tiên bạn phải trải qua trong hành trình làm mẹ. Cẩm nang chăm sóc mẹ bầu thai nghén sẽ trang bị đầy đủ kiến thức về mặt thể chất và tinh thần cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Thai nghén là gì?
Thai nghén hay còn gọi là ốm nghén là hiện tượng báo hiệu bạn đã mang thai, thường xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kì. Ngay khi trứng đã được thụ tinh và di chuyển đến tử cung làm tổ, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt. Chính là những biểu hiện đặc trưng để báo hiệu có thai.
Mẹ bầu sẽ có những biểu hiện đặc trưng của thời kì thai nghén. Theo khảo sát có tới hơn 50% phụ nữ khi mang thai có biểu hiện chán ăn và buồn nôn, phản ứng dữ dội với mùi của thức ăn, nặng hơn là tình trạng nôn mửa thật. Hiện tượng buồn nôn có thể xảy ra bất cứ vào thời điểm nào trong ngày. Ngoài ra, một vài biểu hiện thai nghén như nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ cũng tác động tiêu cực đến mẹ bầu.
Mẹ bầu thai nghén là hiện tượng sinh lý bình thường mà bất kì người phụ nữ khi mang thai nào cũng phải trải qua, tuỳ vào mức độ từ nhẹ đến nặng. Thai nghén đa phần mang lại sự khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không ảnh hưởng tới em bé trừ trường hợp mẹ nghén quá nặng.
Nguyên nhân của hiện tượng thai nghén này là được cho là sự thay đổi hormone đột ngột trong cơ thể mẹ bầu khi mang thai. Nồng độ hormone progesterone tăng cao làm giãn những cơ quan của hệ tiêu hoá, đẩy ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản gây cảm giác buồn nôn. Thậm chí còn làm chậm quá trình tiêu hoá thức ăn trong dạ dày dẫn đến chứng khó tiêu ở mẹ bầu.
2. Khi nào mẹ bầu sẽ hết thai nghén?
Mỗi mẹ bầu sẽ có một cơ địa và sức khoẻ khác nhau vì vậy thời gian hết thai nghén của mỗi người cũng khác nhau. Đa phần thai nghén diễn ra trong vòng 3 tháng thai kỳ đầu tiên, tức 12-14 tuần đầu tiên.
Theo thống kê thì khoảng 70% mẹ bầu có hiện tượng buồn nôn bắt đầu từ tuần thứ 4 cho đến 16. 15% trong số này vẫn có tình trạng này sau tuần thứ 20. Đối với những thai phụ có cơ địa nhạy cảm thì cảm giác buồn nôn xuất hiện rất sớm và có thể xảy ra đến hết thai kỳ.
3. Thai nghén mẹ bầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trong giai đoạn thai nghén người phụ nữ thường cảm thấy khó chịu, buồn nôn và chán ăn. Thai nghén nên ăn gì chắc hẳn là câu hỏi đối với nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu tiên mang thai. Việc bổ sung thực phẩm đủ và đúng, kiêng những thực phẩm có hại cho cả mẹ và con là điều cần thiết. Không chỉ nạp nhiều chất dinh dưỡng nuôi thai nhi khoẻ mạnh, chế độ ăn có thể giảm cơn nghén, giảm bớt cảm giác buồn nôn là điều mẹ nên tìm hiểu.
3.1 Những thực phẩm thai nghén nên ăn:
- Sử dụng những thực phẩm giàu protein như thịt, sữa, trứng… carbohydrate, lipid chất béo thực vật.
- Gừng chứa các hợp chất gingerol và shogaol giúp trị chứng rối loạn tiêu hoá và kiểm soát các cơn buồn nôn. Trái cây như chuối, dưa hấu, quả me vừa là các ‘’vị thuốc’’ giảm nôn ói nhanh mà còn giúp bù nước và cung cấp kali đáng kể.
- Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, sữa chua… hay các loại bánh quy, bánh quy mặn chứa nhiều carbohydrate giúp trung hoà axit trong dạ dày, giảm các cơn ốm nghén.
- Củ cải, khoai lang, khoai tây rất giàu chất xơ và các vitamin thiết yếu như vitamin B,C, photpho… giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết và làm giảm các triệu chứng gây khó chịu trong thời gian thai nghén.
3.2 Những thực phẩm thai nghén nên kiêng:
- Gan: mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên retinol có trong gan động vật rất dễ làm thai phụ sảy thai trong 3 tháng đầu tiên. Trong gan cũng chứa nhiều virus, ký sinh trùng và độc tố ảnh hưởng nguy hiểm tới mẹ bầu.
- Hải sản, các thực phẩm tươi sống: mang nhiều chất ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Đặc biệt các loại cá thu, cá ngừ có hàm lượng thuỷ ngân cao. Hải sản đông lạnh, tươi sống chưa được nấu chín gây co thắt tử cung, dễ xuất huyết trong.
- Đồ uống có chứa cafein, cồn, ga: Trong giai đoạn mang thai, mẹ nên tránh tuyệt đối các sản phẩm và đồ uống chứa chất kích thích. Đồ uống có chứa các chất này có thể gây ra hội chứng rối loạn nhiễm độc bào thai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi.
- Đồ ăn chế biến sẵn: chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu, mùi có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi. Chưa kể đồ hộp không đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu.
4. Chăm sóc mẹ bầu thai nghén
Giai đoạn thai nghén vô cùng quan trọng cho sự phát triển của em bé sau này. Mẹ thường xuyên nôn ói dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, chán ăn, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi bé. Vì vậy chăm sóc thai nghén 3 tháng đầu có rất nhiều điều cần lưu ý.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn. Bổ sung ngay thực phẩm chức năng chứa vitamin và khoáng chất khi mẹ không ăn được do nôn ói quá nhiều.
- Thường xuyên uống nước, bù lại lượng nước thiếu hụt khi mẹ ốm nghén nôn ói.
- Tránh các thực phẩm có mùi, kích thích vị giác như đồ tanh sống để giảm cảm giác buồn nôn làm bạn mệt mỏi.
- Không nên để dạ dày trống vì nó sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu. Hãy chia nhỏ các bữa ăn và nạp nhiều thực phẩm với nhiều chất dinh dưỡng giàu xơ và protein, ít đường và ít béo…
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng và lo âu.
- Ngoài ra hãy tập thể dục hoặc sử dụng các phương pháp bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp cũng có hiệu quả trong việc phòng chống buồn nôn.
Mang thai là một hành trình vất vả và nguy hiểm. Thai nghén khiến cho hành trình càng thêm gian nan hơn. Mẹ bầu cần được chăm sóc và quan tâm đúng mực từ gia đình và xã hội. Thông qua cẩm nang chăm sóc mẹ bầu thai nghén, chúc mẹ và bé sẽ có một thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn.
Xem thêm nhiều thông tin hay trên Fanpage K&K Baby Boutique
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!