Cân nặng thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng khi khám thai định kỳ. Nếu cân nặng thai nhi của bạn tương đối chính xác theo bảng cân nặng tiêu chuẩn của WHO sẽ không có vấn đề gì. Trong trường hợp thai nhi nhẹ hoặc nặng hơn một cách bất thường thì cần thiết phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Cùng K&K Baby tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn và các lưu ý về trọng lượng thai nhi các ba mẹ nhé!
I. Cân nặng và chiều dài thai nhi theo chuẩn WHO
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố bảng cân nặng thai nhi và chiều dài lý tưởng chi tiết theo giai đoạn phát triển tính bằng tuần. Lưu ý các chỉ số dưới đây được tính ở mức trung bình, vì thế nếu cân nặng thai nhi có chênh lệch ở một sai số +-10 ở trước tuần 20 và +-500 đến khi sinh ra vẫn ở mức cho phép.
Tuổi thai nhi | Chiều dài (cm) | Cân nặng (gam) |
Tuần 8 | 1.6 | 1 |
Tuần 9 | 2.3 | 2 |
Tuần 10 | 3.1 | 4 |
Tuần 11 | 4.1 | 45 |
Tuần 12 | 5.4 | 58 |
Tuần 13 | 6.7 | 73 |
Tuần 14 | 14.7 | 93 |
Tuần 15 | 16.7 | 117 |
Tuần 16 | 18.6 | 146 |
Tuần 17 | 20.4 | 181 |
Tuần 18 | 22.2 | 222 |
Tuần 19 | 24.0 | 272 |
Tuần 20 | 25.7 | 330 |
Tuần 21 | 27.4 | 400 |
Tuần 22 | 29 | 476 |
Tuần 23 | 30.6 | 565 |
Tuần 24 | 32.2 | 665 |
Tuần 25 | 33.7 | 756 |
Tuần 26 | 35.1 | 900 |
Tuần 27 | 36.6 | 1000 |
Tuần 28 | 37.6 | 1100 |
Tuần 29 | 39.3 | 1239 |
Tuần 30 | 40.5 | 1.396 |
Tuần 31 | 41.8 | 1.568 |
Tuần 32 | 43.0 | 1.755 |
Tuần 33 | 44.1 | 2000 |
Tuần 34 | 45.3 | 2200 |
Tuần 35 | 46.3 | 2.378 |
Tuần 36 | 47.3 | 2.600 |
Tuần 37 | 48.3 | 2.800 |
Tuần 38 | 49.3 | 3.000 |
Tuần 39 | 50.1 | 3.186 |
Tuần 40 | 51.0 | 3.338 |
Tuần 41 | 51.5 | 3.600 |
Tuần 42 | 51.7 | 3.700 |
II. Các yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi
Có không ít những yếu tố có thể tác động đến cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần, theo tháng. Dưới đây sẽ là một số yếu tố cơ bản nhất:
1. Thể chất của cha mẹ
Các nghiên cứu chỉ ra yếu tố di truyền từ cha mẹ quyết định 23% vóc dáng của trẻ sau này, chính vì vậy nếu cha mẹ cao to thì cân nặng thai nhi cũng cao và khi sinh ra có vóc dáng lớn hơn so với tiêu chuẩn trung bình và ngược lại. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố quyết định chính cân nặng thai nhi. Các yếu tố quan trọng khác cũng có tầm ảnh hưởng vô cùng mật thiết chính là: Chế độ dinh dưỡng cho bé và yếu tố môi trường thói quen sinh hoạt của trẻ.
2. Bệnh lý từ người mẹ
Những người mẹ gầy gò, thấp bé có nguy cơ mang thai cân nặng thai nhi thấp, sinh con nhẹ cân hơn nhóm mẹ cao lớn. Bên cạnh đó, những mẹ bị tiền sản giật thai kỳ, huyết áp tăng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và dinh dưỡng từ mẹ qua bánh nhau đến thai nhi. Vì vậy, thai nhi có thể dễ bị suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không chỉ gây nguy hiểm mà còn khiến thai nhi bị rối loạn tăng trưởng, thai to hơn rất nhiều so với cân nặng chuẩn.
Tham khảo: Ba mẹ cần làm gì khi trẻ em thiếu sắt?
3. Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Theo các chuyên gia, cân nặng thai nhi chuẩn được quyết định bởi một số điểm như chu vi đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi. Vì thế, nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất kỳ dị tật nào cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác cũng như cân nặng.
4. Dây rốn bất thường
Dây rốn có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng từ bánh nhau đến thai nhi. Nếu có bất thường ở dây rốn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân nặng thai nhi do khả năng cung cấp máu, chất dinh dưỡng đến thai bị ảnh hưởng.
5. Bánh nhau bất thường
Bánh nhau có chứa hồ huyết là nơi cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho thai nhi. Các gai nhau được nhúng trong hồ huyết, qua hàng rào nhau thai lấy chất dinh dưỡng của mẹ vận chuyển dây rốn đưa đến nuôi thai. Nếu chức năng của bánh nhau bị suy, quá trình trao đổi dưỡng chất từ mẹ đến bào thai giảm mạnh. Lúc này thai nhi dễ bị còi cọc, chậm phát triển.
6. Số lượng thai nhi
Những mẹ mang thai đôi, thai ba thì các bé có cân nặng nhẹ hơn so với bé được mẹ mang một thai.
7. Các thiết bị đo đạc
Thiết bị tại các phòng khám lạc hậu hoặc bác sĩ thao tác sai số thì cũng cho ra kết quả cân nặng thai nhi không đúng với thực tế. Ngoài siêu âm, bác sĩ thăm khám lâm sàng đo chiều cao tử cung, vòng bụng của mẹ đã có thể ước lượng một cách khá chính xác trọng lượng thai nhi. Do đó, đo chiều cao tử cung, vòng bụng khi khám thai là một việc làm cần thiết, đối chiếu với cân nặng thai đo qua siêu âm, hạn chế được sai số về thai nhi.
8. Dinh dưỡng trong thai kỳ
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi. Khi mang thai nếu mẹ bầu ăn uống đầy đủ, nạp vào cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng thì thai nhi sẽ được hấp thụ chất dinh dưỡng ấy, từ đó tăng cân. Ngược lại các mẹ có chế độ dinh dưỡng kém sẽ dẫn đến cân nặng thai nhi thấp.
III. Nguy cơ khi thai nhi nhẹ cân
Nếu thai nhi quá nhẹ cân, trẻ có thể có những nguy cơ về sức khỏe như sau:
- Bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.
- Dễ mắc các bệnh về phổi: Ngay từ khi chào đời, trẻ nhẹ cân đã phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu.
- Sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, nguy cơ bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.
- Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ sau này. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn bé sinh đủ ký.
- Trẻ nhẹ cân sinh ra từ các bà mẹ cao huyết áp, có thể đầu nhỏ hoặc vấn đề chậm phát triển thần kinh hơn trẻ đủ cân.
Tham khảo: Trẻ bị kê tắm lá gì tốt?
IV. Ngăn ngừa tình trạng cân nặng thai nhi không chuẩn
Vì thai nhi có xu hướng nhỏ hơn trong bụng mẹ, nên chúng cũng có xu hướng nhẹ cân hơn khi được sinh ra. Nên bạn cần phải ngăn ngừa điều này ngay từ khi mang thai.
- Hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe thật tốt, không quá gầy không quá dư cân, nên bổ sung vitamin tổng hợp cả trước và trong giai đoạn mang thai.
- Thời điểm và tuổi của mẹ khi mang thai: Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.
- Bên cạnh đó bạn cũng cần sắp xếp công việc, thời gian nghỉ ngơi cân bằng.
- Một chế độ ăn đầy dinh dưỡng cũng rất quan trọng nên mẹ cần lưu ý.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như ma túy và rượu.
- Nếu mẹ bầu gặp các trục trặc về chán ăn, stress, hay có khuynh hướng sử dụng rượu, thuốc an thần… hãy trao đổi với bác sĩ sớm để tìm giải pháp phù hợp và kịp thời.
- Đi khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường: Chăm sóc trước khi sinh rất quan trọng trong việc xác định những vấn đề có thể gặp phải khi thai nhi phát triển.
Hi vọng những thông tin trong bài viết “Cân nặng thai nhi chuẩn WHO và các lưu ý” đến từ K&K Baby hữu ích dành cho ba mẹ!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!