Cách đo cân nặng thai kỳ và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO

Bảng chiều dài và cân nặng thai kỳ chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho hợp lý.

Cùng K&K Baby tham khảo chi tiết ngay dưới đây nhé!

1. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai kỳ như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần: bé sẽ được đo chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai trong suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này còn được gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42: chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai kỳ cũng sẽ tăng dần đều.
  • Từ tuần thứ 32: cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé bắt đầu được hoàn thành.
Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

3. Những yếu tố tác động tới cân nặng thai kỳ

Có khá nhiều yếu tố tác động đến cân nặng thai kỳ, có cả yếu tố khách quan và chủ quan như:

3.1. Do yếu tố di truyền, sự khác biệt về chủng tộc

Điều này đồng nghĩa với việc, cân nặng thai kỳ có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng thai kỳ khác nhau.

3.2. Sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai

Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì sẽ có xu hướng sinh con lớn hơn, nặng hơn những mẹ khác. Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân quá ít cũng sẽ có nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện qua chỉ số cân nặng của thai nhi ngay khi còn ở trong bụng mẹ.

Tham khảo: Những dấu hiệu cho thấy thai nhi ngừng phát triển

3.3. Thứ tự sinh con

Trên thực tế, con thứ thường lớn hơn con đầu, nhưng nếu khoảng thời gian sinh giữa các con là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ sẽ nhẹ cân hơn con đầu.

3.4. Số lượng thai

Nếu mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi.

Những yếu tố tác động tới cân nặng thai kỳ

5. Cần làm gì để cân nặng thai kỳ ổn định theo tuần phát triển đúng chuẩn

  • Mẹ bầu không ăn quá nhiều nhưng vẫn phải đủ chất dinh dưỡng.
  • Kiểm soát cân nặng, không nên để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong cả thai kì, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể sẽ tăng khoảng 16 – 20 kg. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5kg đến 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng 2kg nữa. Ngược lại, nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không được quá 1 kg. Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng thêm khoảng 0.5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần là ổn định.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý cho mẹ. Không nên quá căng thẳng, stress vì điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng thai kỳ.
  • Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai kỳ theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai kỳ, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này sớm nhất.

Hi vọng bài viết Cách đo cân nặng thai kỳ và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO của K&K Baby sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý đọc giả.

Đừng quên theo dõi Fanpage K&K Baby Boutique để nhận ngay những tin tức và sản phẩm mới nhất nhé!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt bình chọn: 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *