Sức đề kháng được ví như một bức tường thành bảo vệ sức khoẻ của bé khỏi những nguy cơ gây bệnh. Bé có sức đề kháng càng cao thì càng khoẻ mạnh. Cùng K&K Baby tìm cách tăng đề kháng cho bé ngay trong bài viết này ba mẹ nhé!
1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là tường thành bảo vệ sức khoẻ của bé khỏi các nguy cơ gây bệnh do cơ thể tạo ra các protein được gọi là kháng thể phá hủy các tế bào bất thường. Chúng giúp chống lại các bệnh thông thường như cúm hoặc cảm lạnh và bảo vệ bé khỏi các bệnh nghiêm trọng khác.
Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau để bảo vệ cơ thể bé chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thậm chí đó có thể là một loại nấm, tất cả đều có khả năng gây bệnh. Và nếu chúng vượt qua hàng rào miễn dịch, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu và các hóa chất và protein khác tấn công và phá hủy các chất lạ này.
Đôi khi hệ thống miễn dịch có thể mắc lỗi và xác định một chất là có hại khi thực tế không phải vậy. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động để chiến đấu với những kẻ xâm nhập này, cơ thể có thể bị dị ứng .
Một số yếu tố khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu đi, lúc này, vi khuẩn, virus, hoặc độc tố…
2. Khi nào sức đề kháng của trẻ phát triển?
Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp của các tế bào bạch cầu, đại thực bào và protein có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, tế bào bạch cầu sẽ nhận ra và tạo ra phản ứng chống lại chúng bằng cách tạo ra kháng thể. Đây chính là các protein chống nhiễm trùng để ngăn ngừa bệnh tật.
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ sẽ truyền cho thai nhi các kháng thể cần thiết qua nhau thai, nhờ đó mà bé có thể an toàn trong quá trình sinh nở. Loại và số lượng kháng thể mà thai nhi nhận được phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của chính cơ thể mẹ.
Trẻ sinh ra thường được hưởng các vi khuẩn có lợi của mẹ nên đường ruột của trẻ sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn giúp cho sức đề kháng được tăng cường. Ngoài ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những năm tháng đầu đời cũng sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Đặc biệt, sau khi chào đời, nếu trẻ được bú mẹ ngay thì sẽ được truyền nhiều kháng thể nhất vì sữa non của mẹ được sản sinh ngay sau sinh chứa rất nhiều kháng thể mạnh mẽ để giúp con có khả năng chống lại nhiễm trùng.
Như vậy, ngay từ khi còn trong bào thai, trẻ đã có được khả năng miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này chỉ có tính chất tạm thời và trong khoảng vài tuần đến vài tháng nó sẽ giảm dần.
3. Dấu hiệu cho thấy trẻ có sức đề kháng yếu
Nhận biết một số dấu hiệu cho thấy trẻ có sức đề kháng và ngay lập tức thực hiện các cách tăng đề kháng cho bé. Nếu sức đề kháng của bé được duy trì ở mức độ kém sẽ dẫn đến những nguy cơ bệnh tật, trẻ chậm phát triển lâu dài về sau, ảnh hưởng đến suốt đời.
- Hay bị ốm vặt
Khi được sinh ra, hệ miễn dịch của bé chưa thực sự hoàn thiện và sẽ được xây dựng dần theo quá trình phát triển. Khi hệ miễn dịch còn non yếu là cơ hội để các nguy cơ gây bệnh xảy đến. Ba mẹ có thể nhận ra điều này dễ dàng nếu bé hay bị ốm vặt, sổ mũi, nóng sốt, cảm lạnh thường xuyên. Các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hoá có thể gây nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Đây là hồi chuông cảnh báo cho thấy bé có sức đề kháng yếu.
- Bị mất nước
Nếu mất nước cơ thể sẽ hoạt động không hiệu quả để xây dựng hệ miễn dịch, từ đó các triệu chứng cơ bản khi mất nước sẽ xuất hiện như khô da, bé quấy khóc, mặt nhợt nhạt,… Các triệu chứng này gián tiếp cho thấy cần tìm kiếm ngay cách tăng đề kháng cho bé.
- Thèm đồ ngọt
Nhiều mẹ muốn tìm hiểu dấu hiệu để tăng sức đề kháng cho con nhưng lại ít ngờ tới rằng việc trẻ thèm ăn đồ ngọt cũng là biểu hiện của sức đề kháng bị suy yếu. Không những thế, nếu trẻ ăn nhiều đồ ngọt thì đây cũng là tác nhân làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi.
- Biếng ăn
Trẻ bỏ bú, biếng ăn trong thời gian dài là một trong các dấu hiệu cảnh báo đồn thời cũng là nguyên nhận khiến sức đề kháng của trẻ đang suy giảm.
- Tiêu hóa kém
Trẻ có sức đề kháng kém thì hệ tiêu hóa cũng phát triển kém dẫn đến kém hoặc không có khả năng hấp thụ thức ăn. Trường hợp này trẻ thường có biểu hiện đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng tiêu hóa kém kéo dài, trẻ sẽ không hấp thụ được dưỡng chất nên bị suy dinh dưỡng.
- Khả năng chịu đựng kém
Khi trẻ không có năng lượng cho các hoạt động, không tích cực vận động, thường xuyên mệt mỏi, không hào hứng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất thì mẹ cũng cần xem xét. Lúc này, trẻ sẽ bơ phờ, hay có biểu hiện thèm ngủ. Nguyên nhân của tình trạng ấy là do sức đề kháng của trẻ bị suy yếu.
4. Cách tăng đề kháng cho bé
Sức đề kháng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất cần được quan tâm. Nhờ có sức đề kháng mà cơ thể trẻ có khả năng để chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu sức đề kháng của trẻ yếu, khi gặp các tác nhân này, trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh.
Ngay cả chúng ta, những người đã lớn nếu có sức đề kháng kém cũng đã mệt mỏi vì bệnh tật, vì thế ba mẹ cần quan tâm đến các con trẻ và tìm cách tăng đề kháng cho bé bằng các phương pháp khác nhau. Nếu có sức đề kháng yếu, bé thường xuyên bị ốm vặt thì sẽ biếng ăn và cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ đó sức đề kháng kém dần. Cứ như vậy, trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn của các bệnh lý khác nhau xuất phát từ chính lý do là suy giảm hệ miễn dịch. Trường hợp này, không tăng sức đề kháng cho trẻ thì trẻ sẽ suy dinh dưỡng, chậm phát triển,…
1. Sử dụng thuốc và dinh dưỡng tổng hợp
Cách tăng đề kháng cho bé nhanh nhất đó là hiểu được bé đang thiếu dưỡng chất, vi lượng nào và bổ sung ngay lập tức. Thực tế hiện nay cho thấy rằng có không ít bậc phụ huynh khi thấy con mình thường xuyên ốm vặt liền tìm đến sự trợ giúp là thuốc tăng đề kháng. Thực ra, loại thuốc này chỉ nên dùng khi trẻ được bác sĩ thăm khám và chỉ định do bị thiếu hụt một vài yếu tố miễn dịch.
Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc tăng đề kháng khi chưa biết cơ thể con mình có cần đến nó không vì điều này rất dễ khiến trẻ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như: hormone tăng cao nên dậy thì sớm, đầy bụng, chán ăn, tiêu chảy,…
2. Cách tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ
Muốn tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả để trẻ khỏe mạnh hơn và có được hàng rào miễn dịch vững chắc chống lại các tác nhân bên ngoài thì tốt nhất là thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống cho trẻ. Một số cách dưới đây sẽ giúp đạt được mục đích ấy:
- Đảm bảo cho trẻ được uống đủ nước
Trẻ dưới 6 tháng bổ sung nước qua nguồn sữa mẹ nên tốt nhất hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Trẻ từ giai đoạn ăn dặm có thể uống thêm nước trái cây, nước lọc,… để cải thiện đề kháng nhưng không được uống các loại nước có ga, nước ngọt.
- Bổ sung men vi sinh
Vi khuẩn đường ruột giữ vai trò rất quan trọng đối với sức đề kháng và nó có thể bị ảnh hưởng bởi việc dùng kháng sinh. Bởi vậy, sau mỗi đợt điều trị kháng sinh, các bác sĩ nhi khoa thường ưu tiên khuyến nghị phụ huynh cho bé dùng men vi sinh. Tuy nhiên, trước khi dùng, các bậc phụ huynh cần tham vấn ý kiến bác sĩ để biết cách và thời gian sử dụng.
- Dinh dưỡng hợp lý
Sức đề kháng được xây dựng phần lớn từ những gì nạp vào cơ thể, và chế độ dinh dưỡng chiếm một phần lớn, vì thế cách tăng đề kháng cho bé đó là cho bé thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Mỗi ngày các bậc phụ huynh nên bổ sung vào thực đơn của trẻ rau xanh và trái cây như: khoai tây, cà chua, bông cải xanh, ổi, bưởi, dâu tây,…
- Tăng cường hoạt động thể chất
Tăng cường hoạt động thể chất, thể dục thể thao là cách tăng đề kháng cho bé và cho chính chúng ta hiệu quả nhất. Ba mẹ nên tập cho bé thói quen vận động thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng nề nếp, thời gian sinh hoạt lành mạnh. Tham gia các môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập các động tác thể dục phù hợp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đến từ K&K Baby sẽ giúp ba mẹ tìm ra cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!