Ăn dặm BLW (Baby Led Weaning) hay còn gọi là chế độ ăn dặm chỉ huy là gì? Ba mẹ đã từng nghe đến khái niệm này? Hãy cùng K&K Baby tìm hiểu về chế độ ăn dặm độc đáo này tìm ra những phương pháp chăm bé phù hợp nhất ba mẹ nhé!
1. Ăn dặm BLW là sao vậy mẹ?
Ăn dặm BLW là viết tắt của chế độ ăn dặm Baby Led Weaning hay dịch ra là ăn dặm chỉ huy. Với phương pháp này trẻ sẽ được tự quyết định ăn gì trong bữa ăn của trẻ, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Ba mẹ chỉ cung cấp đồ ăn và phương pháp ăn dặm blw này có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nếu cha mẹ áp dụng đúng cách.
Được thực hiện đối với trẻ từ 6 tháng tuổi và trẻ sẽ bỏ qua giai đoạn ăn thức ăn xay, nghiền để thực hiện ngày chế độ ăn đặc bằng tay. Với phương pháp ăn dặm blw này, trẻ có thể tự chọn thức ăn và ăn lượng thức ăn theo mong muốn, mọi hoạt động ăn uống mà không cần sự can thiệp, hỗ trợ của người lớn.
Thức ăn của người lớn được cắt thành các miếng dễ cầm tay và cho vào đĩa hoặc khay thức ăn của trẻ để trẻ có thể tự ăn ý của mình. Chế độ ăn dặm blw được tin rằng sẽ giúp trẻ thực hiện kỹ năng nhai thức ăn trước khi nuốt, đồng thời tự kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa ăn.
Tham khảo: Cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh
2. Khi nào có thể cho bé ăn dặm BLW?
Theo các chuyên gia, từ 6 tháng tuổi ba mẹ có thể cho bé dặm BLW. Ở giai đoạn này, hầu hết trẻ đã có thể tự ngồi và tay cầm nắm được đồ vật. Hơn nữa, trẻ trên 6 tháng tuổi hầu hết đã không còn phản xạ nhè thức ăn, hệ tiêu hoá của trẻ cũng đang dần hoàn thiện. Song ba mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi bắt đầu thực hiện.
Khi mới bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm BLW, hãy quan sát phản ứng thái độ cũng như hoạt động của trẻ với phương pháp này như thế nào, để có cách hỗ trợ đáp ứng trẻ.
3. Cách cho bé ăn dặm BLW
Để thực hiện phương pháp ăn dặm BLW, ba mẹ cần đặt ra và thực hiện các nguyên tắc sau:
- Cho trẻ đeo yếm lớn hơn so với kích thước yếm bình thường: Khi cho trẻ ăn, cha mẹ hãy cho trẻ mặc cái yến lớn hơn yếm thông thường vì rất có thể việc tự ăn bằng tay sẽ khiến bé vương đồ ăn ra phạm vi rộng hơn thông thường.
- Vẫn tiếp tục cho trẻ bú: Không có bất kỳ thay đổi nào trong việc duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bình để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết, ngay cả khi bé đang ăn dặm BLW.
- Không ép trẻ ăn: Có thể trẻ sẽ chưa quen và không ăn nhiều như ba mẹ mong muốn, nhưng đừng lo, hãy để bé tự ăn theo ý muốn bởi đó cũng là tiêu chí của việc ăn dặm blw. Ba mẹ hãy tập trung vào việc lựa chọn và cung cấp đồ ăn cho trẻ đúng bữa ăn để trẻ có thể ăn theo nhu cầu của trẻ.
- Cha mẹ nên cắt thức ăn thành dạng que hay miếng vuông giúp trẻ có thể cầm nắm thuận tiện hơn. Đồng thời, khi sử dụng hình dạng thực phẩm này trẻ có thể dễ dàng cầm và ăn từ trên xuống dưới.
- Tập cho trẻ làm quen với thực phẩm. Ban đầu khi thực hiện cho trẻ ăn dặm cho mẹ nên sử dụng một ít thực phẩm để trẻ có thể sử dụng và sau đó tăng số lượng thực phẩm lên.
- Cha mẹ không nên quá chú trọng đến việc sử dụng chén dĩa của trẻ bởi có thể trẻ sẽ có thói quen ném đồ ăn xuống sàn. Thay vì sử dụng chén, dĩa, cha mẹ có thể đặt trực tiếp lên khay của ghế ăn dặm. Đôi khi, cha mẹ cũng có thể cho bé sử dụng muỗng hoặc nĩa phù hợp và an toàn đối với trẻ.
- Cha mẹ chú trọng tạo hứng thú cho trẻ khi trẻ thực hiện bữa ăn, hãy coi bữa ăn của trẻ như giờ chơi để trẻ khám phá nhiều điều mới mẻ từ các loại thực phẩm như kết cấu hoặc các trải nghiệm về kỹ năng nhai và nuốt. Mục đích cuối cùng của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy giúp trẻ làm quen với nhiều dạng thức ăn và thoải mái lựa chọn theo sở thích.
- Bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm nhằm giúp trẻ phát triển cả về vị giác và không bị tình trạng kén ăn. Hơn nữa, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm có màu sắc sặc sỡ, kết cấu khác nhau như cà chua, cà rốt, bông cải xanh, dưa hấu… để tạo hứng thú cho trẻ.
4. Thực phẩm nào phù hợp cho bé ăn dặm BLW?
Cần lưu ý bản chất của việc ăn dặm BLW đó là cho bé ăn theo ý thích, song để đảm bảo an toàn cho con, ba mẹ cần chế biến thức ăn và cắt ra kích thước phù hợp cho con thuận tiện cho việc cầm nắm của trẻ và không thể làm trẻ bị nghẹn khi nuốt. Các nhóm thực phẩm gợi ý cha mẹ có thể lựa chọn như:
- Nhóm thực phẩm chứa chất dinh dưỡng cung cấp carbohydrate hay chất bột đường bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, khoai, củ mì… giúp cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết cho trẻ.
- Nhóm thực phẩm chứa chất dinh dưỡng cung cấp chất béo bao gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai… giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo giúp cơ thể bé có làn da tốt, không những vậy nó còn giúp hấp thu vitamin tan trong dầu tốt, và phát triển tế bào não và hệ thần kinh.
- Nhóm thực phẩm chất dinh dưỡng cung cấp protein bao gồm thịt, cá, trứng, tôm,… nhằm giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai mềm tiệt trùng…
- Nhóm thực phẩm chứa chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất khoáng bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như rau xanh, quả chín… những chất này nhằm điều hoà các hoạt động của cơ thể trẻ đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón ở trẻ.
Trong quá trình chế biến thức ăn, cha mẹ lưu ý không cần bổ sung thêm muối, đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo vào thức ăn của trẻ vì những gia vị này không cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Hơn nữa, khi có gia vị khiến cho vị giác của trẻ bị sai lệch đi. Cha mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm đã chế biến sẵn, đồ đóng gói,.. bởi vì những loại thức ăn này có chứa nhiều chất phụ gia trong thực phẩm cũng như các chất béo không lành mạnh.
5. Lợi ích của phương pháp ăn dặm BLW
Các chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, áp dụng trên nhóm nhỏ và nay đã hoàn toàn tin rằng sự khác biệt giữa các bé được cho ăn dặm blw và không cho. Trong đó cho thấy các bé thực hiện chế độ ăn dặm blw hoàn thiện việc nhai nhanh hơn, các lợi ích khác như:
- Trẻ sẽ làm quen với nhiều loại thực phẩm cùng với các kết cấu và hương vị khác nhau, từ đó giúp phát triển các sở thích ăn uống của trẻ đa dạng và lành mạnh. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp phát hiện ra những loại thực phẩm có thể gây nên triệu chứng dị ứng cho trẻ.
- Khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ thừa cân béo phì, bởi vì trẻ có thể ăn theo nhu cầu.
- Trẻ thành thạo được các kỹ năng nhai và nuốt giúp cho việc tiêu hoá thức ăn trở nên thuận lợi hơn.
- Phát triển kỹ năng vận động của trẻ như sự khéo léo của đôi tay hay các kỹ năng phối hợp.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích có thể mang lại của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì phương pháp này cũng gây ra một số khó khăn như:
- Vị trí thực hiện bữa ăn cho trẻ rất bừa bộn do trẻ tự cầm đồ ăn.
- Có thể trẻ sẽ gặp phải tình trạng thiếu sắt vì thức ăn có chứa nhiều sắt như thịt bò khiến trẻ khó nhai và nuốt.
Do đó, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đến từ K&K Baby sẽ giúp giải đáp những đắn đo cho ba mẹ về chế độ ăn dặm BLW cho bé!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!