5 lưu ý khi cho bé tập đi ba mẹ nên biết

Tập đi cho con là một trong những khoảnh khắc thú vị nhất khi làm ba mẹ, tuy nhiên không phải ba mẹ nào cũng biết rằng có rất nhiều lưu ý khi tập đi cho bé. Bài viết dưới đây do K&K Baby biên soạn sẽ chỉ ra những điểm ba mẹ nên biết khi tập đi cho con.

1. Tập đi đúng tư thế cho bé

Đi sai cách sẽ ảnh hưởng đến bé về lâu dài
Đi sai cách sẽ ảnh hưởng đến bé về lâu dài

Những thói quen hình thành từ bé sẽ theo bé về lâu dài, đi đúng tư thế là điều ba mẹ cần lưu ý khi cho bé tập đi.

Khi phát hiện bé đi ngang như cua, tức cúi đầu về phía trước và thực hiện việc di chuyển chân chếch nhiều về hai hướng khác nhau, hoặc đi lạch bạch, khom lưng thì ba mẹ cần lưu ý. Có thể những tư thế này sẽ xuất hiện trong thời gian đầu bé tập đi vẫn có thể chấp nhận được khi cơ chân và sức nâng đỡ cơ thể còn yếu. Nhưng nếu đến 2-3 tuổi mà bé vẫn giữ những tư thế đi bất thường, ba mẹ cần sửa cho con ngay!

2. Không gian là điều cần lưu ý khi cho bé tập đi

Một không gian rộng rãi, thoáng và không có nhiều đồ đạc, vật dụng sẽ trở nên lý tưởng để cho bé tập đi. Lưu ý khi cho bé tập đi đó là để bé tránh xa những góc cạnh sắc nhọn, cứng của đồ vật, hoặc các vật dụng có khả năng khiến bé sẩy chân, vấp té. Bề mặt không gian cũng là điểm cần lưu ý khi cho bé tập đi, bởi làn da chân nhạy cảm của bé sẽ không thể nào chịu đựng được khi bước đi trên một bề mặt đầy sỏi đá, bề mặt có nhiệt độ cao.

Không gian là điều quan trọng cần lưu ý khi cho bé tập đi
Không gian là điều quan trọng cần lưu ý khi cho bé tập đi

Trước khi cho bé tập đi, ba mẹ hãy dọn lại căn phòng, lưu ý sàn nhà cần khô ráo, không đọng nước hay các dung dịch dễ gây trơn trợt sẽ gây nguy hiểm cho bé.

Một điều nữa cần lưu ý khi cho bé tập đi đó là dây diện, công tắc, các đồ điện tử cố định. Bởi bản tính tò mò ham thích khám phá, có thể bé sẽ khiến ba mẹ có những phen hú hồn khi chạm vào những vật dụng nguy hiểm đó.

Đừng rời mắt khỏi bé khi cho bé tập đi. Hãy luôn quan sát và hổ trợ ở cự ly gần, những bước chân yếu ớt có thể khiến bé té bất cứ lúc nào.

2. Tập đi trên chân trần và mang giày phù hợp khi thiết

Nhiều ba mẹ quan niệm rằng không nên mang giày cho bé khi tập đi để mang lại sự linh hoạt, tránh trường hợp bé cảm thấy khó chịu, bí bách. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Trong thời gian đầu khi tập đi cho bé ở không gian lý tưởng thì việc mang giày dép là không cần thiết, tuy nhiên khi bé làm quen với đường nhựa, bãi cỏ hay các bề mặt không thực sự an toàn cho làn da chân nhạy cảm, bé cần mang các loại giày dép tập đi phù hợp. Tránh các tổn thương và hơn hết là tạo ma sát để bé đi đứng an toàn hơn là tác dụng chính của giày dép tập đi.

4. Không nên tập đi quá sớm cho bé

Trẻ tập đi sớm còn làm tăng tải trọng lên khớp háng, dẫn đến bệnh xẹp chỏm xương đùi. Ngoài ra, khi trẻ tập đi sớm tác động đến xương cẳng chân vốn còn mềm dẻo do chứa nhiều chất hữu cơ và nước, ít canxi nên sẽ dễ bị biến dạng thành hình chữ O (chân vòng kiềng) hay chữ X (chân chữ bát). 

Trẻ tập đứng sớm, trẻ tập đi sớm dễ bị mắc chứng bàn chân bẹt do sức ép của toàn bộ cơ thể. Bình thường, lòng bàn chân của người lõm, có cấu trúc vòm, làm cho trọng lực cơ thể được phân bố đều trên bàn chân. Ở trẻ em có bàn chân bẹt, cơ chế phân phối lực của bàn chân không còn nữa, trọng lượng cơ thể đè trực tiếp lên gót chân, khiến vùng này phải chịu tải quá mức. Trẻ em có bàn chân bẹt thường đi lại khó khăn, chóng mệt mỏi.

Tập đi quá sớm khiến bé bị chân vòng kiềng
Tập đi quá sớm khiến bé bị chân vòng kiềng

Hãy chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ tập đi, không nên cho trẻ tập đi sớm. Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên cưỡng. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình. Khi trẻ mới bắt đầu tập đi, người lớn phải đỡ, dìu trẻ. Tuy nhiên, không nên lôi kéo mạnh vào tay và người trẻ vì chúng sẽ dễ bị trật khớp, nhất là các khớp vai và cổ tay. Cần phải lót sàn nhà bằng các tấm lót xốp mềm mại để tránh gây hại khi ngã. 

Ngoài ra, để bảo vệ hệ xương cho trẻ, cần tránh bế trẻ bằng một bên tay vì dễ gây vẹo cột sống. Tránh tư thế cúi đầu ra trước hay nằm gối quá cao, dễ gây gù. Khi trẻ đã biết đi, cần dạy đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước.

5. Hãy thư giản và quan tâm con đúng cách

Nhiều ba mẹ rất lo sợ việc con té ngã và oà khóc khi tập đi. Ba mẹ hãy thư giản một tí và yên tâm rằng những điều này là hết sức bình thường, B

Mẹ đừng quá lo lắng về điều này, một khi đã đảm bảo không gian tập đi an toàn cho bé thì mẹ cứ để bé thỏa sức trải nghiệm. Nếu bé mất thăng bằng hoặc vấp té, trường hợp nhẹ, mẹ có thể động viên con tự đứng lên tiếp tục. Hoặc, mẹ chỉ cần đỡ bé dậy, an ủi rồi hướng dẫn bé đi tiếp, quan sát lại, có chướng ngại vật thì cất đi. Thêm một điều nữa, là mẹ không nên bế bé thường xuyên trong giai đoạn này, điều đó sẽ làm bé lười tập đi .

Hy vọng những thông tin trong bài viết đến từ K&K Baby sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin về quá trình phát triển hành vi vận động của bé!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *