3 cách cho bé bú bình không sặc sữa

Bú bình là giải pháp thiết thực khi rất tiện lợi để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé và một thực tế là nguồn sữa mẹ có hạn. Tuy nhiên cho bé bú bình thế nào mới chuẩn nhất để tránh trường hợp bé bị sữa sặc là câu hỏi của rất nhiều bố mẹ. K&K Baby gửi đến quý phụ huynh bài viết dưới đây về những cách cho bé bú bình không sặc sữa nhé!

I. Những cách cho bé bú bình không sặc sữa

Các cách cho bé bú bình cho bố mẹ tham khảo
Các cách cho bé bú bình cho bố mẹ tham khảo

Có nhiều cách cho bé bú bình từ tư thế đứng, nằm ngửa, nằm nghiêng. Tuỳ vào mỗi bé và sự chăm sóc của ba mẹ khiến bé làm quen với từng kiểu bú bình khác nhau. Song để bé không bị sặc sữa, các nguyên tắc chung đặt ra cho các tư thế đó là giúp cho dòng sữa lưu thông xuyên suốt từ miệng bé xuống dạ dày và nhanh chóng tiêu hoá. Cùng tham khảo 3 cách sau đây, ba mẹ nhé:

1. Cho bé bú đúng tư thế

Hãy đặt bé ở tư thế đầu cao hơn phần thân từ cổ trở xuống. tư thế đúng này khi bú bình sẽ giúp bé dễ dàng ngậm bình sữa và dòng sữa được lưu thông dễ dàng trong hệ tiêu hoá của bé.

Sau khi cho bé bú xong, ba mẹ hãy giữ bé ở tư thế thẳng đứng, ngực áp vào 1 bên ngực, mặt kề lên hõm vai rồi vỗ nhẹ lưng cho đến khi bé ợ hơi.

Đừng vội đặt bé nằm xuống ngay khi bé ợ hơi, hãy chờ một lúc nữa. Lưu ý ba mẹ không nên để bé di chuyển mạnh, ví dụ như khi đưa nôi đưa võng vì có thể khiến bé bị sặc, trào sữa.

2. Cho bé bú vừa đủ

Hãy cho bé bú một lượng sữa vừa đủ ở tư thế ngồi thay vì được bế nằm ngang trên tay, bình sữa sẽ được đặt ở vị trí nằm ngang, song song với mặt đất thay vì đặt nằm nghiêng để bé kiểm soát dòng sữa tốt hơn.

Bé sẽ bị đầy bụng khó tiêu nếu bú quá nhiều
Bé sẽ bị đầy bụng khó tiêu nếu bú quá nhiều

Ngoài ra, ở cách cho cho bé bú bình không bị sặc này, trong quá trình bú cũng sẽ có những khoảng thời gian nghỉ để bé không bị ngấy:

  • Đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng bạn, đỡ đầu bé bằng tay trái
  • Giữ bình sữa theo chiều ngang bằng tay phải, đặt núm vú bình sữa vào miệng trẻ và cọ nhẹ vào môi trên để kích thích trẻ mở miệng
  • Nhẹ nhàng trượt núm vú vào miệng bé, khi bé bắt đầu bú, để bình sữa nằm ngang và không để bình sữa theo chiều dọc
  • Nếu bé muốn tạm dừng, hãy nhẹ nhàng hướng chai xuống dưới, để núm vú chạm vào môi dưới nhằm ngăn sữa chảy vào miệng. Khi bé muốn bú tiếp, hãy tiếp tục nghiêng bình sữa sang vị trí nằm ngang để tiếp tục cho bé.
  • Lặp lại cho đến khi bé ngừng bú. Giữa mỗi lần bú, bạn có thể xoa lưng nhẹ nhàng để bé ợ hơi. Bạn cũng có thể đổi bên để giống với việc bú mẹ.

3. Không rời mắt khi bé bú bình

Thói quen để bé nằm bú với bình sữa được kê, chèn gối cố định để lo những công việc khác của ba mẹ là điều không nên. Thậm chí đây là thói quen nguy hiểm có thể để lại hậu quả đáng tiếc.

Việc kê, cố định bình sữa rất dễ khiến bé bị sặc sữa. Khi đó không có sự kiểm soát của ba mẹ và dòng sữa tiếp tục chảy ra có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Vì thế đừng rời mắt khi trẻ bú thậm, ngay cả khi bé có thể tự cầm bình sữa.

II. Làm thế nào khi bé không chịu bú bình?

Trường hợp bé không chịu bú bình và nguồn sữa mẹ không đủ để đáp ứng dinh dưỡng khiến nhiều ba mẹ lo lắng, hãy thử những cách cho bé bú bình sau:

  1. Cho bé bú khi thực sự đói: Như đã đề cập ở phần lý do, có thể ba mẹ đã cho bé ăn dặm quá nhiều khiến bé không thèm sữa và không muốn bú bình? Hãy thử ít cho bé ăn lại một bữa để bé thật sự đói, khi đó việc cho bé bú bình sẽ dễ dàng hơn.
  2. Tập cho bé bú trong một không gian lý tưởng: Một không gian lý tưởng với trẻ con là khi mọi thứ yên tĩnh, thoáng mát và không có người lạ. Nhiều bé không chịu bú bình do cảm thấy không an toàn từ môi trường xung quanh đấy. 
  3. Trang bị ti giả khi bé mọc răng: Nhiều trẻ có thói quen ngậm ti giả hoặc đang trong giai đoạn mọc răng thì trước khi đến giờ bú bình vài phút có thể cho trẻ ngậm núm ti giả hoặc nhai trước đó, sau đó mới lấy núm ti giả và thay bằng bình sữa.
  4. Cho bé bú sữa mẹ bằng bình: Việc chuyển đổi nhanh chóng từ sữa mẹ sang sữa công thức không hẳn là một điều tốt. Mẹ hãy vắt sữa ra rồi cho vào bình, bé sẽ dễ dàng chấp nhận bú bình theo cách này hơn. Sau khi trẻ quen bố mẹ có thể đổi sang sữa công thức. Tuy nhiên, nếu được thì tốt nhất vẫn nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ bằng cách vắt sữa, vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng tốt nhất vừa giảm chi phí nuôi con.
  5. Thay đổi núm ti mềm hơn, có thể núm ti quá cứng làm trẻ không thích hoặc khó bú mỗi lần bú bình. Nếu vậy bố mẹ có thể đổi loại núm mềm mại hơn, phù hợp với con.
Hãy kiên nhẫn với bé, ba mẹ nhé!
Hãy kiên nhẫn với bé, ba mẹ nhé!

Trường hợp dù làm mọi cách mà trẻ vẫn không hợp tác với việc bú bình, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bạn nên:

  • Dùng thìa để đút sữa cho trẻ, mặc dù cách này khá tốn công sức nhưng cũng không quá khó thực hiện. Nên cho trẻ dùng thìa uống sữa để giúp trẻ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
  • Nếu trẻ lớn hơn, có thể cầm cốc để uống thì giúp trẻ uống bằng cốc. Tuy nhiên nên chọn những loại cốc an toàn cho bé và dễ uống không sẽ gây sặc sữa.
  • Nguồn dinh dưỡng từ sữa rất quan trọng với trẻ dưới 1 tuổi, nên cố gắng áp dụng biện pháp trên để cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa cho bé. Nhưng nếu trẻ vẫn uống được quá ít sữa thì có thể tăng thực đơn ăn dặm lên một lượng vừa đủ với đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho bé.

Hi vọng những thông tin trong bài viết “3 cách cho bé bú bình không sặc sữa” đến từ K&K Baby hữu ích dành cho ba mẹ!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *