3 bài tập giúp bé tập đi mà ba mẹ nào cũng nên biết

Ba mẹ nào mà chẳng mong con mình sớm biết đi, từ những cái nghiêng người, biết ngồi, biết bò, rồi đến biết đi là cả một cuộc hành trình dài của bé. Ba mẹ hãy bỏ túi 3 bài tập giúp bé tập đi dưới đây do K&K Baby biên soạn để tập cho bé nhé!

1. Hãy cho bé một điểm tựa

Những bước đi đầu tiên được hình thành từ việc bé phải biết đứng, tuy nhiên nếu đứng một chổ sẽ không là vấn đề gì, việc bước đi trên đôi chân yếu ớt đòi hỏi bé cần phải có một điểm tựa vững chắc. Ba mẹ hãy bắt đầu bài tập giúp bé tập đi ngay trong chính chiếc cũi của bé. Bám theo thành cũi và thực hiện những bước đi đầu tiên đảm bảo cho bé sự an toàn về không gian, một điểm tựa vững chắc, ba mẹ có thể dễ dàng quan sát và hổ trợ.

Một điểm tựa giúp bé biết đi nhanh hơn
Một điểm tựa giúp bé biết đi nhanh hơn

Nếu không có những chiếc cũi, ba mẹ có thể giám sát việc tập đi cho bé bằng cách cho bé bám vào ghế sofa, các mép tường, tuy nhiên cần đảm bảo an toàn về không gian và bề mặt bé đi, tránh các vật dụng sắc nhọn, nguy hiểm.

2. Luôn tạo động lực cho bé

Nào hãy tạo một trò chơi nhỏ như một bài tập giúp bé tập đi, ba mẹ biết bé thích món đồ chơi nào không? Hãy dùng món đồ chơi đó để tạo động lực cho bé bước đến và trao như một phần thưởng cho con.

Tạo động lực cho bé tập đi
Tạo động lực cho bé tập đi

Hãy vỗ tay, khích lệ bé bước đến vì một món đồ chơi hoặc đơn giản là xoà vào lòng ba mẹ. Đây là một bài tập giúp bé tập đi rất hiệu quả và có ý nghĩa, giúp gắn kết tình cảm giữa bé và ba mẹ, người thân.

3. Công cụ hổ trợ tập đi

Những chiếc xe tập đi với hình dáng bắt mắt và ngộ nghĩnh có thể trở thành một công cụ đắc lực như một bài tập giúp bé tập đi. Ba mẹ đừng lo ngại bé phụ thuộc vào những món đồ này, hãy sử dụng quyền kiểm soát của mình để cân đối cho bé tập đi một cách tự nhiên và sử dụng xe tập đi.

Nhìn chung những thiết bị tập đi cho bé có ý nghĩa tạo động lực cho bé làm quen với những bước đi đầu tiên. Hổ trợ các bé chậm biết đi hoặc có khung xương yếu.

Những lưu ý khi áp dụng bài tập giúp bé tập đi

a. Tập đi đúng tư thế cho bé

Khi phát hiện bé đi ngang như cua, tức cúi đầu về phía trước và thực hiện việc di chuyển chân chếch nhiều về hai hướng khác nhau, hoặc đi lạch bạch, khom lưng thì ba mẹ cần lưu ý. Có thể những tư thế này sẽ xuất hiện trong thời gian đầu bé tập đi vẫn có thể chấp nhận được khi cơ chân và sức nâng đỡ cơ thể còn yếu. Nhưng nếu đến 2-3 tuổi mà bé vẫn giữ những tư thế đi bất thường, ba mẹ cần sửa cho con ngay!

b. Không gian là điều cần lưu ý khi cho bé tập đi

2 11
Các bài tập giúp bé tập đi cần thực hiện trong không gian lý tưởng

Một không gian rộng rãi, thoáng và không có nhiều đồ đạc, vật dụng sẽ trở nên lý tưởng để cho bé tập đi. Lưu ý khi cho bé tập đi đó là để bé tránh xa những góc cạnh sắc nhọn, cứng của đồ vật, hoặc các vật dụng nguy hiểm, có khả năng khiến bé sẩy chân, vấp té. Bề mặt không gian cũng là điểm cần lưu ý khi cho bé tập đi, bởi làn da chân nhạy cảm của bé sẽ không thể nào chịu đựng được khi bước đi trên một bề mặt đầy sỏi đá, trơn trợt, bề mặt có nhiệt độ cao. 

c. Tập đi trên chân trần và mang giày phù hợp khi thiết

Trong thời gian đầu khi tập đi cho bé ở không gian lý tưởng thì việc mang giày dép là không cần thiết, tuy nhiên khi bé làm quen với đường nhựa, bãi cỏ hay các bề mặt không thực sự an toàn cho làn da chân nhạy cảm, bé cần mang các loại giày dép tập đi phù hợp. Tránh các tổn thương và hơn hết là tạo ma sát để bé đi đứng an toàn hơn là tác dụng chính của giày dép tập đi.

d. Không nên tập đi quá sớm cho bé

Trẻ tập đi sớm còn làm tăng tải trọng lên khớp háng, dẫn đến bệnh xẹp chỏm xương đùi. Ngoài ra, khi trẻ tập đi sớm tác động đến xương cẳng chân vốn còn mềm dẻo do chứa nhiều chất hữu cơ và nước, ít canxi nên sẽ dễ bị biến dạng thành hình chữ O (chân vòng kiềng) hay chữ X (chân chữ bát). 

Tập đi quá sớm khiến bé bị chân vòng kiềng
Tập đi quá sớm khiến bé bị chân vòng kiềng

Hãy chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ tập đi, không nên cho trẻ tập đi sớm. Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên cưỡng. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình. Khi trẻ mới bắt đầu tập đi, người lớn phải đỡ, dìu trẻ. Tuy nhiên, không nên lôi kéo mạnh vào tay và người trẻ vì chúng sẽ dễ bị trật khớp, nhất là các khớp vai và cổ tay. Cần phải lót sàn nhà bằng các tấm lót xốp mềm mại để tránh gây hại khi ngã. 

e. Hãy thư giản và quan tâm con đúng cách

Mẹ đừng quá lo lắng về điều này, một khi đã đảm bảo không gian tập đi an toàn cho bé thì mẹ cứ để bé thỏa sức trải nghiệm. Nếu bé mất thăng bằng hoặc vấp té, trường hợp nhẹ, mẹ có thể động viên con tự đứng lên tiếp tục. Hoặc, mẹ chỉ cần đỡ bé dậy, an ủi rồi hướng dẫn bé đi tiếp, quan sát lại, có chướng ngại vật thì cất đi. Thêm một điều nữa, là mẹ không nên bế bé thường xuyên trong giai đoạn này, điều đó sẽ làm bé lười tập đi .

Xem bài viết chi tiết về : 5 lưu ý khi cho bé tập đi ba mẹ nên biết

Hy vọng những thông tin trong bài viết đến từ K&K Baby sẽ giúp ba mẹ biết về những bài tập giúp bé tập đi cũng như những lưu ý trong quá trình phát triển hành vi vận động của bé!

Bài viết có hữu ích với bạn?

Hãy xếp hạng bài viết này!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *