Phụ huynh sẽ có nhiều phương pháp dạy con khác nhau ở từng thời điểm khác nhau. Dạy con tự lập từ sớm giúp trẻ nhận thức tốt hơn về cuộc sống, sống trách nhiệm và biết cách kiểm soát hành vi, cảm xúc. Vậy cách dạy con tự lập như thế nào? Cùng K&K Baby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Khuyến khích con tự giác
Điều đầu tiên khi dạy con tự lập đó là ba mẹ hãy tập cho con tự giác trong những công việc như học bài vào giờ cố đinh, tự thức dậy, tự đánh răng… Việc ba mẹ can thiệp và giúp đỡ con quá nhiều trong những hoạt động cá nhân về lâu dài không được khuyến khích. Dạy con tự lập là khi để trẻ tự giác thực hiện những điều đó.
Ví dụ như: Ba mẹ có thể để trẻ tự tắm khi 5 tuổi, để trẻ tự đánh răng khi 4 tuổi, trẻ vào lớp 1 phải tự học bài vào khung giờ cố đinh, không cần ba mẹ đánh thức vào mỗi sáng đi học…
Cho con tự ra quyết định
Dạy con tự lập thế nào? Đó là cho phép con tự đưa ra quyết đinh. Một ví dụ đơn giản như quyết định mua quần áo, quyết định mua sắm bút viết đi học, quyết định liệu sẽ đi đâu chơi?
Ba mẹ có thể đưa ra nhiều lựa chọn phù hợp cho con trước khi cho con quyết định. Để trẻ đưa ra quyết định tập cho bé sự kiên định, chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân.
Tham khảo: Hướng dẫn cách dạy bé đếm số đơn giản
Tự lập trong sinh hoạt cá nhân
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, ở giai đoạn từ 10-18 tháng tuổi, cha mẹ nên dạy bé tự giác trong việc ăn uống. Sau 10 tháng tuổi, bé có thể ăn các loại thực phẩm mềm và nhỏ, ngoài ra bé cũng tự cầm nắm, bốc hoặc xúc đồ ăn dễ dàng.
Một điều được các chuyên gia khuyến khích đó là nên cho bé ngủ riêng với ba mẹ từ bé trong điều kiện chổ ngủ của bé phải đảm bảo an toàn và trong tầm kiểm soát của ba mẹ.
Dạy con tự kiểm soát cảm xúc
Trẻ nhỏ thường không biết kiểm soát, đây cũng là điều dễ hiệu bởi sức chịu đựng của trẻ rất kém. Tuy nhiên khi dạy con cách tự lập, ba mẹ hãy dạy bé biết kiểm soát cảm xúc. Trường hợp này sẽ tránh được khả năng trẻ làm nũng, mè nheo khi không có được điều mình muốn, hoặc bực tức cáu giận vô lý với ba mẹ.
Việc không dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ trong tương lai, đặc biệt là về mặt tinh thần và tính cách. Trẻ sẽ dễ trở nên nóng tính, cáu giận và không quan tâm đến cảm xúc người khác.
Cho phép con nêu ý kiến
Khi dạy con trẻ tự lập, ba mẹ hãy để bé nhà bạn được thỏa sức đóng góp ý kiến, nên lên quan điểm của riêng mình. Hành động này sẽ giúp trẻ tự tin và thực sự suy nghĩ về các vấn đề đang gặp phải cũng như khuyến khích tư duy của trẻ phát triển.
Khuyến khích bé đặt câu hỏi
Bố mẹ hãy khuyến khích con đặt câu hỏi nếu muốn dạy con tự lập. Thông thường nhiều phụ huynh thường gạt đi những câu hỏi vu vơ của con và để con cứ mãi thắc mắc về điều đó. Ví dụ như trẻ hỏi: Tại sao con phải đi học? Có bao nhiêu ngôi sao trên trời vậy mẹ?,… Hãy khuyến khích trẻ đặt ra những câu hỏi về cuộc sống xung quanh và trả lời một cách đơn giản cho bé hiểu.
Tham khảo: Hướng dẫn chăm bé bị táo bón tại nhà
Cho phép sai lầm
Có những lúc con bạn sẽ thất bại ở một điều gì đó và đương nhiên trẻ sẽ cảm thấy thất vọng. Hãy an ủi và cho bé biết rằng thất bại cũng không sao. Cha mẹ nên dạy con học hỏi từ những thất bại đó, đứng lên và tiếp tục cố gắng.
Đôi khi bé sẽ tiếp tục thực hiện lại những điều đó và gặp thất bại bất chấp những lời cảnh báo của bạn. Bạn cũng không cần quá lo lắng, cứ để bé tự do trải nghiệm và rút kinh nghiệm cho những sai lầm của mình.
Bạn cũng có thể hướng dẫn và cho bé biết những gì bé có thể làm tốt hơn, nhưng đừng nhắc đến những thất bại của con. Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bé rất nhiều.
Giải quyết vấn đề của bản thân một cách độc lập
Bé có thể gặp phải một số vấn đề nào đó liên quan đến trường học hoặc liên quan đến anh chị em, bạn bè. Lúc này, bạn hãy cho con bạn biết rằng bé cần tự giải quyết một số vấn đề nhất định và bạn không thể giúp con giải quyết những vấn đề đó. Bạn có thể hướng dẫn cho bé nếu cần bằng cách cung cấp cho bé một góc nhìn khác của tình huống.
Dạy con tự lập nhưng đừng quên cổ vũ khích lệ con
Khi bé thực hiện một việc gì đó đúng đắn hoặc tự mình làm một việc gì đó, đừng ngần ngại khen ngợi và cho bé biết bạn tự hào thế nào. Những phản hồi tích cực là điều cần thiết trong việc xây dựng tính cách của con bạn. Đó cũng là một cách dạy con tự lập từ nhỏ rất hiệu quả.
Có một sự khác biệt khá lớn giữa việc dạy một đứa trẻ mới biết đi tự lập và dạy chúng tự thực hiện một số hoạt động. Nhưng khi bé đã làm quen với môi trường ở trường học, bạn có thể yêu cầu bé thực hiện các hoạt động đơn giản. Điều này sẽ xây dựng tính tự tập bên trong bé.
Tham khảo: Làm gì khi bé bị nấc cụt?
Cho trẻ sống đúng lứa tuổi
Ba mẹ dạy con với những phương pháp khác nhau ở từng lứa tuổi khác nhau của con. Vì thế hãy cho trẻ sống đúng lứa tuổi, bạn không thể dạy toán cho một em bé 1 tuổi hoặc dạy đi một đứa trẻ 5 tuổi. Hiểu con và hiểu những gì cần dạy cho con ở từng thời điểm là điều cần thiết.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau ba mẹ cần cho trẻ sống đúng với lứa tuổi của mình, sống đúng lứa tuổi tức cho trẻ mặc đồ đúng lứa tuổi, dạy bé những kiến thức phù hợp với độ tuổi, dạy kĩ năng phù hợp với thể chất của bé,…
Nếu trẻ đã thành thạo bước đầu tiên, bạn tiếp tục dạy chúng các bước tiếp theo trong quy trình. Điều quan trọng là củng cố hành vi của con trẻ từng bước nhỏ khi trẻ bắt đầu học một kỹ năng mới.
Tạo thói quen mới
Khi dạy con trẻ tự lập, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ tạo những thói quen mới hữu ích. Việc tạo thói quen và cam kết thực hiện các thói quen giúp bé sống khoa học, có trách nhiệm và kiên nhẫn thực hiện thói quen:
Ví dụ: Dạy bé thói quen học tập tự giác, dạy bé thói quen đi ngủ, dậy sớm đúng giờ, dạy bé thói quen không ngắt lời ba mẹ,…
Kiểm soát con trong khuôn khổ
Khi con bạn muốn có nhiều trách nhiệm hơn như sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, một tài khoản mạng xã hội…, bạn hãy tạo ra một hợp đồng nêu rõ những mong muốn của bạn như:
Sau đó ký hợp đồng và yêu cầu con bạn cùng ký vào. Sau đó cùng con xem lại các quy tắc trong đó và cho bé cơ hội để đặt câu hỏi.
Bạn hãy chỉ rõ rằng mình sẽ cho phép bé tự do trải nghiệm nếu bé tuân theo các quy tắc được đề ra và nhắc nhở những đặc quyền này có thể bị xóa nếu bé không tuân theo quy tắc.
Hi vọng những thông tin trong bài viết “12 cách dạy con tự lập, ba mẹ đã biết?” do K&K Baby tổng hợp sẽ hữu ích dành cho ba mẹ!
Theo dõi Fanpage K&K Baby để cập nhật ngay những tin tức và sản phẩm mới nhất!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt bình chọn: 1
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!