Chắc hẳn nhiều chị em lần đầu mang thai và sinh con sẽ chất chứa rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Trong phạm vi bài viết sau đây do K&K Baby tổng hợp sẽ giải đáp 10 thắc mắc của phụ nữ sau sinh ở nhiều khía canh.
Thắc mắc 1. Sau sinh bao lâu thì quan hệ tình dục trở lại?
Việc kiêng quan hệ vợ chồng thời gian đầu sau sinh là tốt nhưng không nhất thiết phải kéo dài 3 tháng 10 ngày như mọi người vẫn truyền tai nhau.
Với phụ nữ sinh thường, có thể quan hệ trở lại sau 6 tuần nếu sức khỏe ổn định. Lúc này tử cung, cổ tử cung và âm đạo có thể đã phục hồi, vết khâu tầng sinh môn có thể liền sẹo. Trong trường hợp sinh mổ, do không tác động tới âm đạo nên không gây ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục. Tuy nhiên, sản phụ phải trải qua giai đoạn phục hồi vết mổ, cổ tử cung trở lại bình thường, do đó để đảm bảo an toàn, mẹ có thể quan hệ 4 tuần sau sinh.
Thắc mắc 2. Không nên ăn gì sau sinh?
Phụ nữ sau sinh tránh ăn hải sản, đặc biệt loài nhuyễn thể có 2 mảnh vỏ vì nguy cơ dị ứng và nhiễm khuẩn cao. Có thể ăn cá, mực, tôm, cua (tôm cua chỉ ăn thịt trắng); cá thu hoặc cá hồi ăn khoảng 2 bữa/tuần để bổ sung thêm chất béo omega-3 tiết vào sữa giúp bé phát triển não bộ.
Để hạn chế tạo khí gas cho bé, mẹ nên ăn ít các loại quả như cam, quýt, bưởi ít nhất 3 tháng đầu sau sinh. Phụ nữ sau sinh nên tránh tuyệt đối trà/cafe, thuốc hút, thức ăn nhanh, thực phẩm màu sặc sỡ, mì gói, đồ hộp, bánh kẹo. Những thực phẩm này khiến chất lượng sữa thay đổi, làm bé gặp nhiều vấn đề tiêu hóa.
Tránh các thực phẩm có mùi như tỏi, thức ăn có vị cay nồng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị sữa mẹ.
Thắc mắc 3. Các biện pháp tránh thai sau sinh?
Ngay khi quan hệ trở lại, phụ nữ sau sinh nên sử dụng các biện pháp tránh thai, mặc dù chưa có kinh nguyệt lại. Kinh nguyệt xuất hiện chứng tỏ chức năng rụng trứng đã được phục hồi, tuy nhiên lần rụng trứng đầu tiên không nhất thiết là sau khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, mà có thể là trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Vì vậy để đảm bảo không vỡ kế hoạch, chị em nên áp dụng biện pháp tránh thai.
Một số biện pháp tránh thai cho phụ nữ sau sinh gồm: sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, thuốc tranh thai, tiêm thuốc tránh thai, cấy que tránh thai, dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung, miếng dán tránh thai…
Mỗi phương pháp tránh thai đều có những ưu và nhược điểm nhất định và có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác. Tùy tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh của mỗi người để lựa chọn phương pháp tránh thai sau sinh phù hợp nhất.
Tham khảo: Làm gì khi bé bị kê?
Thắc mắc 4. Bao lâu thì có kinh trở lại?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ trở lại trong khoảng 6 – 8 tuần sau sinh nếu mẹ không cho con bú. Còn nếu cho con bú, khoảng thời gian này có thể lâu hơn. Tùy vào cơ địa mỗi người mà nhiều mẹ không có kinh nguyệt trong suốt khoảng thời gian cho con bú nhưng một số mẹ khác, kinh nguyệt sẽ quay lại sau 2 tháng dù họ có cho con bú hay không.
Thắc mắc 5. Phụ nữ sau sinh bao lâu có thể tiếp tục sinh con?
Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo các bà mẹ nên chờ ít nhất 12 tháng mới có thai em bé tiếp theo. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mang thai sau sinh 24 tháng được coi là lựa chọn an toàn nhất. Những phụ nữ bị sảy thai, băng huyết hoặc sinh mổ nên chờ lâu hơn để cơ thể phục hồi hoàn toàn trước khi mang thai.
Phụ nữ sau sinh nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về kế hoạch mang thai của mình để các bác sĩ tư vấn cho bạn sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai dựa trên tình trạng sức khỏe và ca sinh nở của bạn. Bạn cũng cần xem xét về các vấn đề thực tế như mang thai có thể ảnh hưởng tới việc cho con bú, mang thai quá sớm sau sinh có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của mẹ và bé…
Thắc mắc 6. Hồi phục rạn da sau sinh
Trong khi một số vết rạn da mờ đi một cách tự nhiên thành những đường mờ nhạt hoặc màu bạc, một số vết rạn da ở phụ nữ sau sinh khác vẫn sẫm màu hơn và lộ rõ hơn. Thời điểm để điều trị rạn da là khi chúng vẫn còn trong giai đoạn hơi đỏ đỏ. Một số cách điều trị sau có thể tham khảo:
- Một loại gel được làm từ hỗn hợp chiết xuất hành tây và axit hyaluronic có thể hữu ích. Trong một nghiên cứu gần đây, những người sử dụng gel cho biết các vết của họ mờ dần sau 12 tuần sử dụng đều đặn mỗi ngày.
- Một lựa chọn khác là retinoid được kê đơn bởi bác sĩ. Retinoid có thể làm tăng tốc độ luân chuyển tế bào và có thể kích thích tăng sinh collagen mới, dẫn đến làn da đầy đặn và khỏe mạnh hơn. (Tuy nhiên, bạn không thể sử dụng retinoid nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.)
- Các phương pháp điều trị rạn da khác bao gồm điều trị bằng laser. Laser có thể giúp tăng sinh collagen và thu nhỏ các mạch máu bị giãn. Tuy nhiên bạn sẽ cần trải qua một liệu trình dài, thực hiện nhiều lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Các quy trình nhẹ nhàng như tẩy da chết và chăm sóc da cũng có tác dụng giúp làm mới làn da, nhưng cũng không mang đến một sự thay đổi lớn.
Thắc mắc 7. Điều trị táo bón ở phụ nữ sau sinh
Để điều trị chứng táo bón ở phụ nữ sau sinh, cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ, hoa quả tươi, rau củ nhuận tràng vào thực đơn hàng ngày như chuối chín, táo, lê, sung, cam, bưởi…; Mẹ có thể ăn thêm sữa chua vì nó có chứa probiotic giúp kích thích hệ tiêu hóa; uống nhiều nước và giữ cho tinh thần thoải mái vì stress cũng là lý do gây nên tình trạng táo bón.
Các mẹ cũng nên hạn chế các loại thức ăn khó tiêu như: đồ chiên rán, dầu mỡ…Không sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc…
Tham khảo: Làm gì khi trẻ em thiếu chất sắt?
Thắc mắc 8. Sản dịch là gì?
Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, sản dịch có chứa một lượng máu khá lớn, vậy nên nó có màu đỏ tươi và trông giống một chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể thoát ra liên tục trong các tia phun nhỏ hoặc chảy thành dòng. Nếu mẹ nằm xuống trong một khoảng thời gian và có một lượng máu đã tích tụ trong âm đạo, khi thức dậy mẹ có thể thấy một số cục máu đông nhỏ.
Nếu mọi thứ diễn ra bình thường, mẹ sẽ tiết ra một chút sản dịch mỗi ngày, và từ 2 – 4 ngày sau sinh sản dịch sẽ chảy nhiều hơn và có màu hồng nhạt. Phụ nữ sau sinh khoảng 4-6 tuần sẽ hết sản dịch.
Thắc mắc 9. Chứng bí tiểu ở phụ nữ sau sinh
Để xử lí tình trạng bí tiểu ở phụ nữ sau sinh, sản phụ cần tập đi tiểu để tạo lại phản xạ tự nhiên, kết hợp với chườm ấm vùng bụng dưới rốn và uống nhiều nước. Nếu tình trạng này không cải thiện thì cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.
Ngoài ra, để phòng tránh bí tiểu sau sinh, mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu. Không nên lo sợ đau vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu. Bên cạnh đó, cần uống nhiều nước, vệ sinh vùng vùng kín sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.
Thắc mắc 10. Ăn gì lợi sữa?
Những thực phẩm giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa gồm có rau thì là, cỏ methi, mè (vừng), tỏi (tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến mùi sữa), cà rốt, đu đủ xanh, đậu đen, nghệ, gừng, ngò rí (mùi ta), móng giò… Bản chất của thực phẩm lợi sữa là chứa nhiều phyto oestrogen, an thần thực vật, strerol thực vật, tryptophan. Khi ăn những thực phẩm này, cơ thể mẹ sẽ giải phóng Oestrogen và Prolactin, từ đó tiết ra sữa nhiều hơn.
Hi vọng những thông tin trong bài viết “10 thắc mắc thường gặp của phụ nữ sau sinh” đến từ K&K Baby hữu ích dành cho ba mẹ!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt bình chọn: 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!